I. Tổng Quan Về Tổn Thương Sức Khỏe Tâm Thần Sinh Viên Tại Hà Nội
Các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần (SKTT) ở trẻ em, vị thành niên và thanh niên đang gia tăng. Tại Hoa Kỳ, ước tính có 13-20% trẻ em trải qua rối loạn tâm thần trong một năm. Tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi. Tại Việt Nam, một nghiên cứu cho thấy 73,1% thanh thiếu niên có trải nghiệm buồn chán và vô ích, 21,3% cảm thấy vô vọng về tương lai và 4,1% đã nghĩ đến việc tự sát. Các vấn đề SKTT nếu không được chăm sóc phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực. Khoảng 70%-75% các vấn đề SKTT ở người lớn bắt đầu biểu hiện trong thời thanh thiếu niên hoặc ở tuổi trưởng thành sớm (12-25). Các rối loạn tâm thần chiếm khoảng 1/3 gánh nặng bệnh tật ở thanh thiếu niên. Do đó, việc nghiên cứu về tổn thương sức khỏe tâm thần ở sinh viên là vô cùng quan trọng.
1.1. Tầm Quan Trọng Của Sức Khỏe Tâm Thần Sinh Viên
Sinh viên đại học cần có kiến thức để giải quyết các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp hoặc các hành vi tự giúp mình. Nhiều sinh viên gặp các vấn đề như nhức đầu do thiếu ngủ, lo lắng thái quá, không kiểm soát được cảm xúc, căng thẳng kéo dài do áp lực học hành, bạn bè, gia đình. Tuy nhiên, nhiều sinh viên không nhận ra đây là những biểu hiện của rối loạn sức khỏe tâm thần. Nhận thức sai lầm này khiến sinh viên không nhìn nhận đúng tình trạng SKTT của bản thân và coi thường các biểu hiện rối loạn.
1.2. Ảnh Hưởng Của Áp Lực Học Tập Đến Sức Khỏe Tâm Thần
Việc cho rằng những tổn thương về SKTT chỉ dành cho những người bị trầm cảm, bị điên đã làm cho không ít sinh viên không tìm đến sự giúp đỡ chính thức của các nhà tham vấn, trị liệu cũng như có cái nhìn “miệt thị” đối với những người có những rối loạn về SKTT. Khi họ tìm tới sự hỗ trợ từ các nhà chuyên môn thì tình trạng SKTT đã quá nặng, có người có biểu hiện tự sát. Những thái độ như vậy sẽ góp phần vào việc cản trở sinh viên đi tìm những hỗ trợ chuyên môn và gây những tác động tiêu cực khác lên tâm lý.
II. Nhận Thức Của Sinh Viên Về Sức Khỏe Tâm Thần Tại Hà Nội
Việc có nhận thức về SKTT là yếu tố quan trọng để nâng cao tình trạng SKTT ở cả cá nhân và cộng đồng. Kiến thức SKTT và các rối loạn tâm thần sẽ giúp cải thiện nhận thức, việc tìm kiếm sự trợ giúp, trị liệu cũng như giảm kỳ thị đối với bệnh tâm thần. Nghiên cứu của Jorm (2000) cho thấy nhiều thành viên trong cộng đồng không thể nhận ra các rối loạn cụ thể hoặc các loại rối loạn tâm lý khác nhau. Họ khác với các chuyên gia về SKTT trong niềm tin của họ về các nguyên nhân của RLTT và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
2.1. Thực Trạng Hiểu Biết Về Sức Khỏe Tâm Thần Của Sinh Viên
Một nghiên cứu tại Úc trên 774 sinh viên và 422 giảng viên về nhận thức SKTT, kết quả cho thấy có trên 70% sinh viên và nhân viên có thể nhận xác định trầm cảm theo tình huống mô tả (vignette). Nghiên cứu của nhóm tác giả Wright và cộng sự năm 2007 phát hiện ra rằng vị thành niên và thanh thiếu niên (từ 12 đến 25 tuổi) có thể gắn nhãn một rối loạn được miêu tả. Tại Việt Nam có ít nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng hay một nhóm người về SKTT hoặc một nhóm bệnh cụ thể về SKTT.
2.2. Nghiên Cứu Sức Khỏe Tâm Thần Sinh Viên Hướng Tiếp Cận Mới
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên tiểu học về SKTT ở trẻ em nói chung và học sinh nói riêng trên 235 giáo viên thuộc 5 khối lớp tại 11 trường tiểu học ở Hà Nội cho thấy nhận thức của giáo viên về SKTT còn mang tính bề mặt, chưa phân biệt và hiểu rõ được các biểu hiện của từng rối loạn cụ thể. Do vậy, việc can thiệp nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức cộng đồng về SKTT chính là góp phần vào nâng cao SKTT cho người dân, đặc biệt việc này sẽ hiệu quả hơn khi chúng ta có sự can thiệp sớm.
III. Phương Pháp Nghiên Cứu Về Tương Quan Sức Khỏe Tâm Thần
Hiện nay đã có một số can thiệp về SKTT được thực hiện tại các trường trung học, nhưng các cơ sở giáo dục đại học thường không nhận được sự quan tâm. Những nghiên cứu hiện có về chăm sóc SKTT ở sinh viên có xu hướng tập trung vào những người tham gia các khoá học về sức khoẻ như y học, điều dưỡng và tâm lý học. Rất ít nghiên cứu đã đánh giá kiến thức về SKTT trong một phạm vi rộng lớn của sinh viên. Như vậy, dường như chưa có một sự đánh giá đầy đủ về hiểu biết, nhận thức của sinh viên cũng như tình trạng SKTT của họ.
3.1. Mục Tiêu Của Khảo Sát Sức Khỏe Tâm Thần Sinh Viên Tại Hà Nội
Để tạo tiền đề cho các chương trình nâng cao sức khoẻ cũng như góp phần vào việc cung cấp thêm một góc nhìn về tình trạng SKTT ở sinh viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tương quan giữa các dấu hiệu tổn thương SKTT với nhận thức về SKTT của sinh viên tại Hà Nội” nhằm tìm hiểu tình trạng SKTT và hiểu biết của họ về vấn đề SKTT. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích chỉ ra thực trạng tổn thương SKTT và nhận thức của sinh viên về SKTT. Đồng thời, xác định mối quan hệ giữa tình trạng tổn thương SKTT và nhận thức về SKTT của sinh viên tại Hà Nội.
3.2. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu Sức Khỏe Tâm Thần
Đối tượng nghiên cứu là mối tương quan giữa tình trạng tổn thương SKTT và nhận thức của sinh viên về SKTT của sinh viên tại Hà Nội. Khách thể nghiên cứu là 559 sinh viên đại học năm thứ 3 thuộc các nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật, xã hội và nhóm ngành khác trên địa bàn Hà Nội. Giả thuyết khoa học là tỉ lệ sinh viên có vấn đề về SKTT khoảng từ 20% - 30%. Nhận thức của sinh về đối với các vấn đề liên quan tới SKTT không cao điều này thể hiện ở việc sinh viên chưa nhận biết được một số rối loạn cụ thể, cũng như thái độ của họ đối với bệnh tâm thần và niềm tin đối với mức độ hữu ích của các phương pháp trị liệu.
3.3. Giả Thuyết Về Mối Liên Hệ Sức Khỏe Tâm Thần Và Nhận Thức
Có tương quan giữa nhận thức của sinh viên đối với SKTT với tình trạng SKTT của họ. Theo đó, những sinh viên có tình trạng SKTT kém sẽ có nhận thức tốt hơn đối với các vấn đề liên quan tới SKTT. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận là hệ thống hoá cơ sở lý luận, các tài liệu liên quan về dấu hiệu tổn thương SKTT và nhận thức về SKTT để làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
IV. Kết Quả Nghiên Cứu Sức Khỏe Tâm Thần Sinh Viên Tại Hà Nội
Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn là xây dựng bộ công cụ nghiên cứu để tìm hiểu thực trạng tổn thương SKTT và nhận thức của sinh viên về SKTT. Tìm hiểu thực trạng tổn thương SKTT của sinh viên Hà Nội, đồng thời tìm hiểu thực trạng nhận thức của họ về SKTT ở các khía cạnh: khả năng nhận biết các rối loạn cụ thể; mức độ tự tin với việc tìm kiếm thông tin về bệnh tâm thần; định kiến với bệnh tâm thần; thái độ tích cực với bệnh tâm thần và niềm tin về mức độ hữu ích của các hình thức can thiệp trị liệu.
4.1. Thực Trạng Tổn Thương Sức Khỏe Tâm Thần Của Sinh Viên
Đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về SKTT. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về khách thể nghiên cứu chính là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội. Về giới hạn nghiên cứu là 559 sinh viên năm thứ 3 tại 5 trường Đại học (ĐH) thuộc các khối ngành kinh tế, kỹ thuật, xã hội và nhóm ngành khác. Về địa bàn nghiên cứu là dữ liệu được thu thập ở 5 trường đại học tại Hà Nội: ĐH Kinh tế quốc dân (khối ngành kinh tế); ĐH Kiến trúc (khối ngành kỹ thuật), ĐH Khoa học xã hội và nhân văn và ĐH Lao động xã hội (khối ngành xã hội); ĐH Y tế công cộng (khối ngành khác).
4.2. Đánh Giá Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần Của Sinh Viên
Nguồn thông tin là sinh viên tự trả lời vào bộ công cụ được phát. Phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng để hệ thống lại cơ sở lý thuyết, đồng thời tìm hiểu các nghiên cứu đã có về SKTT, về tình trạng, nhận thức về SKTT của sinh viên, thanh niên bằng việc tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, v. Tìm hiểu các bộ công cụ nghiên cứu của các đề tài đi trước về nhận thức SKTT, và tình trạng SKTT để học tập kinh nghiệm và phát triển bộ công cụ phù hợp với văn hoá Việt Nam sử dụng cho đề tài.
V. Phân Tích Tương Quan Giữa Sức Khỏe Tâm Thần Và Nhận Thức
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn chủ yếu được tổng hợp và phân tích từ bảng hỏi chuẩn hoá. Để đo lường nhận thức của sinh viên về SKTT, đề tài sử dụng 2 thang đo: Thang đo về hiểu biết SKTT (MHLS) (O'Connor & Casey, 2015) và thang đo niềm tin về mức độ hữu ích của các phương pháp trị liệu (Anthony E. Đối với việc đánh giá tình trạng SKTT của đối tượng tham gia, chúng tôi sử dụng thang đo điểm mạnh, điểm yếu (SDQ, Goodman, 1997) cho đối tượng trên 18 tuổi.
5.1. Thống Kê Dữ Liệu Về Sức Khỏe Tâm Thần Sinh Viên
Phương pháp xử lý thông tin Áp dụng các nguyên thắc thống kê xã hội học, số liệu của đề tài được mã hoá và xử lý bằng chương trình SPSS phiên bản 21. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phép thống kê mô tả với các giá trị điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tỉ lệ %, giá trị tương quan Pearson, phép kiểm định so sánh trung bình hai mẫu độc lập (independent – t – test).
5.2. Đóng Góp Mới Của Nghiên Cứu Về Sức Khỏe Tâm Thần
Nghiên cứu này giúp bổ sung thêm nguồn tài liệu trong lĩnh vực SKTT, cụ thể là thực trạng tổn thương SKTT và nhận thức về SKTT của sinh viên. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ cung cấp thêm các số liệu, kết quả thực tế về tổn thương SKTT và nhận thức về SKTT của sinh viên. Kết quả nghiên cứu sẽ là tiền đề cho các chương trình nâng cao sức khỏe tâm thần cho thanh niên, đặc biệt là sinh viên tại các trường đại học.
VI. Kết Luận Và Khuyến Nghị Về Sức Khỏe Tâm Thần Sinh Viên
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu: trình bày về công cụ nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, mẫu nghiên cứu và cách thức phân tích số liệu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu: trình bày những kết quả nghên cứu đạt được.
6.1. Tóm Tắt Kết Quả Nghiên Cứu Về Sức Khỏe Tâm Thần
Trong cộng đồng khi nói tới các dấu hiệu tổn thương SKTT là người ta nghĩ tới các biểu hiện qua “bên ngoài”, “hành vi”, hay “cảm xúc”. Các biểu hiện này cũng được xem như là tiêu chí đánh giá một người nào đó có “khoẻ” về mặt SKTT hay không. Do đó, các dấu hiệu tổn thương SKTT cũng được coi như là tình trạng SKTT của con người. Việc nghiên cứu tình trạng SKTT hay các vấn đề liên quan tới SKTT nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng để từ đó có được các biện pháp nhằm nâng cao SKTT cho cộng đồng.
6.2. Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo Về Sức Khỏe Tâm Thần Sinh Viên
Trên thế giới đã có khá nhiều các nghiên cứu về các RL tâm thần cụ thể, nhưng về SKTT nói chung vẫn còn hạn chế. Tương tự vậy các nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với SKTT nói chung cũng chưa có nhiều trong khi các nghiên cứu về nhận thức SKTT đối với từng bệnh riêng lẻ lại khá phổ biến. Nhiều thành viên trong cộng đồng không thể nhận ra các rối loạn cụ thể hoặc các loại rối loạn tâm lý khác nhau.