Nghiên Cứu Về Tác Động Của Internet Đến Xã Hội Việt Nam

Trường đại học

Đại học Quốc gia Hà Nội

Người đăng

Ẩn danh

Thể loại

Luận văn

2010

342
7
0

Phí lưu trữ

50.000 VNĐ

Tóm tắt

I. Tổng Quan Về Ảnh Hưởng Của Internet Đến Xã Hội VN

Trong những năm gần đây, sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực truyền thông. Mạng Internet đã trở thành một trung tâm thông tin tổng hợp và thậm chí trở thành một thế giới với người sử dụng. Cùng với sự phát triển như vũ bão của đời sống kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và sự phát triển ngày càng hiện đại của các công nghệ truyền thông, việc đưa thông tin qua mạng Internet đã trở thành một vấn đề tất yếu. Có thể nói, sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông cá nhân, mà biểu hiện là thư điện tử (e-mail), điện thoại Internet (Internet phone), tán gẫu qua mạng (chat), website cá nhân, blog, mạng xã hội… đang mang đến một kỷ nguyên truyền thông dân chủ. Ngày nay, Internet với những ứng dụng vượt trội trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm thay đổi các hình thức vui chơi, giải trí, thói quen nghe, xem, đọc, viết của con người.

1.1. Lịch Sử Phát Triển Internet và Truyền Thông Việt Nam

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các hình thức truyền thông đơn giản để thông báo cho nhau về nơi săn bắt, cách thức săn bắt. Đó là điều kiện để tạo nên những mối quan hệ xã hội giữa người với người. Thiếu truyền thông - giao tiếp, con người và xã hội loài người khó hình thành và phát triển. Từ những hình thức truyền thông đơn giản, người ta đi đến những hình thức hiện đại và phức tạp của truyền thông như truyền hình, vệ tinh nhân tạo, Internet… Các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại trở thành những cái không thể thiếu để đảm bảo sự hoạt động ổn định của mỗi nền kinh tế cũng như mỗi chế độ xã hội.

1.2. Vai Trò Của Internet Trong Giao Tiếp Xã Hội Hiện Đại

Truyền thông có hiệu quả sẽ làm con người hiểu nhau; những mệnh lệnh, chỉ thị, thông tin truyền đạt một cách nhanh chóng, chính xác, lấp được khoảng cách giữa con người với con người, khoảng cách giữa kinh tế, kỹ thuật và cơ chế quản lý xã hội. Vòng tròn khép kín và mối quan hệ qua lại bởi thông tin nhiều chiều giữa Nhà nước, các phương tiện thông tin và các tầng lớp xã hội có tác dụng thúc đẩy xã hội tiến lên, đó chính là quá trình vận động tất yếu của truyền thông.

II. Tác Động Của Internet Đến Kinh Tế Việt Nam Nghiên Cứu Mới

Sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông cá nhân trên mạng Internet mà điển hình là blog và mạng xã hội với khối lượng, thông tin, tri thức khổng lồ và tốc độ truyền tin nhanh chóng đã và đang thực sự tạo nên một diện mạo mới trong lĩnh vực truyền thông. Với những tính năng ưu việt, dân chủ và năng động mà công nghệ thông tin mang lại, bất cứ ai cũng có thể thỏa mãn nhu cầu truyền thông theo cách mà họ muốn. Mỗi cá nhân đều có thể trở thành một chủ thể độc lập trên Internet, có thể phát biểu ý kiến, có thể thông tin, liên kết, giao tiếp với nhau… đã hình thành nên một môi trường trao đổi thông tin mới.

2.1. Internet và Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp Việt

Môi trường trao đổi thông tin mới này chưa hoàn toàn được coi là chính thống, nhưng có thể làm thay đổi cách cung ứng và tiếp cận thông tin của báo chí. Đồng thời, với xu hướng truyền thông “We – media” như hiện nay, thì các website blog và mạng xã hội cũng làm thay đổi cách tiếp nhận thông tin của công chúng. Thay vì bị áp đặt bởi truyền thông một chiều theo kiểu truyền thống trước đây, thì xã hội đang tiến tới truyền thông đa chiều - mỗi người đều có thể là người cung cấp thông tin tới đông đảo công chúng.

2.2. Ảnh Hưởng Của Thương Mại Điện Tử Đến Thị Trường Lao Động

Tại Việt Nam, blog và mạng xã hội trực tuyến (sau đây gọi chung là website cá nhân) vẫn là những khái niệm rất mới mẻ trong vòng 5 năm trở lại đây, song với giá trị và sức mạnh của mình, các phương tiện truyền thông cá nhân này đã và đang trở thành những kênh thông tin thu hút ngày càng nhiều đối tượng công chúng, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân thể hiện mình, chủ động tham gia vào quá trình truyền thông, góp phần tạo nên một đời sống tinh thần vô cùng phong phú của con người hiện đại.

III. Tác Động Của Internet Đến Văn Hóa và Giáo Dục Việt Nam

Tuy nhiên, sự bùng nổ của những kênh thông tin cá nhân này trong một thời gian ngắn đã gây ra nhiều vấn đề bất cập. Các blogger và cư dân mạng xã hội vẫn chủ yếu hoạt động một cách tự do, ngẫu hứng, không định hướng đã gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội, những thông tin sai sự thật xuất phát từ các website cá nhân, vu khống, xâm phạm đời tư… gây tổn hại đến uy tín, danh dự cá nhân, tổ chức cũng đã xuất hiện. Trong khi đó, các quy định, nguyên tắc dành cho phương thức truyền thông cá nhân mới mẻ này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc.

3.1. Văn Hóa Trực Tuyến và Sự Thay Đổi Giá Trị Truyền Thống

Việc cá nhân hóa trong hoạt động truyền thông, đề cao sự tham gia của công chúng trong việc tạo dựng và phát hành thông tin đến xã hội, đã làm cho các website cá nhân (blog và mạng xã hội) trở thành một hiện tượng đặc biệt. Website cá nhân đang trở thành kênh truyền thông cá nhân có sức lan tỏa, thu hút rộng rãi và có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với công chúng, đang đe dọa vị thế độc quyền về truyền thông của các phương tiện truyền thông đại chúng.

3.2. Internet và Cơ Hội Tiếp Cận Giáo Dục Bình Đẳng

Trước xu thế bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc tìm ra một kênh truyền thông để tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả là một nhu cầu tất yếu. Truyền thông cá nhân đã đáp ứng được đòi hỏi đó, song bên cạnh những lợi thế và ưu điểm của mình, nó cũng chứa đựng rất nhiều mặt hạn chế, khuyết điểm tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

IV. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Internet Đến Chính Trị Việt Nam

Vậy những thế mạnh và hạn chế của truyền thông cá nhân là gì, đâu là những nguyên nhân của những mặt tốt và mặt xấu đó, làm sao để phát huy được những mặt tích cực, giảm thiểu mặt tiêu cực cho truyền thông cá nhân? Với mong muốn nghiên cứu và phân tích sự tác động nhiều mặt của truyền thông cá nhân nhằm giải đáp phần nào những câu hỏi đó, chúng tôi chọn đề tài: “Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình tại khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

4.1. Internet và Sự Tham Gia Của Công Dân Vào Quản Lý Nhà Nước

Trên thế giới, truyền thông cá nhân trên mạng Internet, cụ thể ở đây là blog và mạng xã hội mà chúng tôi muốn đề cập đã được các nhà nghiên cứu, nhà báo, các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông phân tích, tìm hiểu khá tỉ mỉ về những khía cạnh liên quan đến các kênh truyền thông cá nhân này nên khá thuận lợi cho người viết để tìm ra những vấn đề lý thuyết chung về truyền thông cá nhân.

4.2. An Ninh Mạng và Tự Do Ngôn Luận Trên Internet

Ở Việt Nam, từ khi blog và mạng xã hội xuất hiện trong khoảng 5 năm trở lại đây, đã có khá nhiều bài báo quan tâm và viết về những website cá nhân này. Bên cạnh đó, cũng có một số tác giả nghiên cứu về blog và mạng xã hội là các nhà báo, giảng viên. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về blog, mạng xã hội bên cạnh các phương thức truyền thông khác.

V. Ứng Dụng Thực Tiễn Thống Kê Sử Dụng Internet Tại Việt Nam

Ở mức độ chuyên sâu hơn thì cho đến nay đã có một số khóa luận đề cập đến blog, mạng xã hội. Ví dụ: Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thu Hương (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Blog - dưới góc nhìn báo chí”; Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Vũ Thị Thúy (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Blog và nhu cầu được “làm truyền thông” của giới trẻ Việt Nam hiện nay”; Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) Với đề tài “Bước đầu tìm hiểu loại hình báo chí công dân”; Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thu Quỳnh (K48 - Khoa Báo chí, ĐHQG Hà Nội) với đề tài “Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam”.

5.1. Phân Tích Dữ Liệu Về Mức Độ Tiếp Cận Internet Của Người Dân

Các khóa luận này đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên, mới chỉ khai thác đề tài về truyền thông cá nhân dưới dạng những kênh thông tin riêng lẻ và ở những khía cạnh nhỏ hơn trong khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp. Như vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay” với tư cách là công trình đề cập khái quát và đầy đủ nhất về vấn đề này.

5.2. So Sánh Thói Quen Sử Dụng Internet Giữa Các Nhóm Tuổi

Trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng kế thừa những ý tưởng khai phá của các tác giả đi trước cùng với những vấn đề mới nảy sinh trong thực tế, phát triển theo logic khoa học của chúng tôi. Mục đích nghiên cứu: - Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của truyền thông cá nhân trên mạng Internet mà điển hình là blog và mạng xã hội, tìm ra những nguyên nhân của những ưu thế và hạn chế đó.

VI. Kết Luận Tương Lai Của Internet và Xã Hội Việt Nam

Tìm ra hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp để lành mạnh hóa và hiệu quả hóa truyền thông cá nhân trên mạng Internet. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ những vấn đề chung về truyền thông cá nhân, khái lược một số dạng thức thông tin cá nhân trên mạng Internet. - Phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của truyền thông cá nhân trên mạng Internet thông qua blog và mạng xã hội. - Nhận định xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp phát triển và quản lý cho truyền thông cá nhân.

6.1. Chính Sách Internet và Phát Triển Bền Vững Tại Việt Nam

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Truyền thông cá nhân là một lĩnh vực rộng lớn nên trong việc thực hiện đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đi tìm hiểu tất cả các ngóc ngách của đề tài mà chỉ tập trung nghiên cứu những điển hình của truyền thông cá nhân trên mạng Internet là blog và mạng xã hội trực tuyến của người Việt là chủ yếu. Trong đó, chúng tôi tập trung phần lớn vào nội dung thông tin và hình thức thể hiện trên các trang blog và mạng xã hội.

6.2. Thách Thức và Cơ Hội Trong Kỷ Nguyên Số

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về mặt nội dung và hình thức thông tin trên blog và mạng xã hội chủ yếu ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay. Phương pháp nghiên cứu - Căn cứ chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ trương, đường lối, chính sách về báo chí của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, Luận văn sử dụng những thao tác chủ yếu sau: + Thống kê tình hình phát triển blog và mạng xã hội trên thế giới và ở Việt Nam, thực trạng blog và mạng xã hội tại Việt Nam.

05/06/2025
Luận văn thạc sĩ truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay
Bạn đang xem trước tài liệu : Luận văn thạc sĩ truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay

Để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút

Tải xuống

Tài liệu "Nghiên Cứu Về Tác Động Của Internet Đến Xã Hội Việt Nam" cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách mà Internet đã ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của xã hội Việt Nam. Nghiên cứu này chỉ ra rằng Internet không chỉ là một công cụ giao tiếp mà còn là một nền tảng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa và giáo dục. Nó giúp kết nối mọi người, tạo ra cơ hội học hỏi và chia sẻ thông tin, đồng thời cũng đặt ra những thách thức về an ninh mạng và thông tin sai lệch.

Để mở rộng thêm kiến thức về tác động của công nghệ và truyền thông đến xã hội, bạn có thể tham khảo tài liệu Luận văn ths truyền thông đại chúng tác động của mạng xã hội đến giới trẻ, nơi khám phá sâu hơn về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với thế hệ trẻ. Ngoài ra, tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh hưng yên giai đoạn hiện nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự chuyển mình của xã hội trong bối cảnh số hóa. Cuối cùng, tài liệu Luận văn quản lý sự thay đổi trường thpt hiện nay nghiên cứu trường hợp trường thpt dân tộc nội trú tỉnh tuyên quang cung cấp cái nhìn về cách quản lý sự thay đổi trong môi trường giáo dục hiện đại. Những tài liệu này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về tác động của công nghệ đến xã hội.