Khám Phá Địa Lý và Xã Hội của Người Di Cư Tại Hà Nội

Chuyên ngành

Địa Lý và Xã Hội

Người đăng

Ẩn danh

Thể loại

Luận Văn

2023

137
0
0

Phí lưu trữ

30.000 VNĐ

Tóm tắt

I. Tổng Quan Về Di Cư và Tác Động Đến Hà Nội

Di cư từ nông thôn ra thành thị, đặc biệt là đến các đô thị lớn như Hà Nội, là một hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 1999, Chính phủ đã thông qua hướng dẫn về quản lý và phát triển đô thị với ước tính 45% dân số sẽ sống ở đô thị vào năm 2020. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng và sự bùng nổ nhiều loại hình dịch vụ ở khu vực đô thị khiến cho luồng di cư tự do từ nông thôn tiếp tục đổ về các đô thị, đặc biệt là Hà Nội. Theo kết quả Tổng điều tra dân số tháng 4 năm 2009, trong 5 năm 2004-2009, số người di cư tăng hơn 2,2 triệu người so với thời kỳ 1994-1999. Yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến di cư là việc làm. Trong giai đoạn 2004-2009, các khu công nghiệp, chế xuất được xây dựng ở nhiều nơi trên cả nước với nhịp độ cao, đòi hỏi số lượng lao động lớn nhưng lao động địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu.

1.1. Thực trạng di cư Hà Nội Số lượng và phân bố

Trong 5 năm trước Tổng điều tra dân số năm 2009, số nhập cư thuần từ khu vực nông thôn vào thành thị là 1,395 triệu người. Các thành phố lớn vẫn tiếp tục là địa điểm thu hút mạnh luồng di cư, tỷ suất di cư thuần ở Bình Dương (340 phần nghìn), Thành phố Hồ Chí Minh (136 phần nghìn), Đà Nẵng (77 phần nghìn), Đồng Nai (66 phần nghìn), Đắk Nông (66 phần nghìn) và Hà Nội (50 phần nghìn). Tuy nhiên, đây chỉ là những con số khiêm tốn vì nó mới chỉ phản ánh số lượng dân số di cư có đăng ký với cơ quan sở tại. Trên thực tế, số người di cư tới các đô thị kiếm việc làm chiếm số lượng không nhỏ và hầu như không được quản lý về mặt hành chính.

1.2. Ảnh hưởng của di cư đến kinh tế và xã hội Hà Nội

Cùng với các dòng di cư ngày càng tăng, cuộc tranh luận về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hiện tượng di cư, đặc biệt là di cư tự do, trở nên ngày càng gay gắt. Ở châu Á, theo FAO, có các quan điểm tranh luận cho rằng di cư nông thôn đô thị không những không mang lại lợi ích mà còn tạo ra những vấn đề nghiêm trọng cho cả nơi đi lẫn nơi đến. Sự ra đi của tầng lớp thanh niên nông thôn trẻ khỏe, có giáo dục tốt một mặt đã tạo ra sự thiếu hụt hoặc sự già hóa lực lượng lao động cho nông nghiệp, đồng thời, đặt mọi gánh nặng gia đình như chăm sóc trẻ em, công việc nội trợ lên vai những người già và những người trẻ hơn.

II. Vấn Đề và Thách Thức Của Người Di Cư Hà Nội

Đối với nơi nhận cư, di cư cũng tạo ra những áp lực không nhỏ như sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội, sự tăng lương chậm vì nhân lực lao động tràn ngập, sự gia tăng các tệ nạn xã hội và các vấn đề xã hội. Tuy còn nhiều cái nhìn tiêu cực, di cư thực sự đã thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay và được coi là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm tái phân bổ lao động giữa các vùng lãnh thổ, bảo đảm sự liên kết về cơ hội việc làm và lượng lao động dư thừa giữa các vùng khác nhau. Càng ngày, người ta càng thừa nhận rằng quá trình phát triển và di cư luôn đi đôi với nhau. Di cư vừa là động lực thúc đẩy, vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

2.1. Khó khăn về việc làm của người di cư tại Hà Nội

Đối với các đô thị, mặc dù di dân tự do gây trở ngại cho công tác quản lý hành chính, tăng thêm sức ép đối với hệ thống cơ sở hạ tầng vốn đang xuống cấp, nhưng người di cư từ nông thôn đã thực sự trở thành một nguồn bổ sung lao động không nhỏ cho thị trường lao động của thành phố. Trong khảo sát của mình ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Thị Phương Tiến và Hà Quang Ngọc đã chỉ ra rằng nhờ có làn sóng di cư, những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường bị các cư dân đô thị từ chối nay đã có người gánh vác. Cùng với tác dụng nâng cao dân trí, di cư nông thôn-đô thị còn là biện pháp tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho khu vực nông thôn, góp phần vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo.

2.2. Đời sống người di cư Hà Nội Nhà ở y tế giáo dục

Trên thực tế, di cư nông thôn – đô thị ở cả nam và nữ không chỉ là động lực cá nhân mà còn là một chiến lược tồn tại và phát triển của hộ gia đình nông dân. Di dân là một hành vi có tính toán lý trí nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và gia đình người di cư. Xét về phương diện kinh tế của hộ gia đình, ít nhất, di cư cũng làm tăng thu nhập của các gia đình có người di cư. Tiền gửi về của người di cư cho gia đình, nếu được đem đầu tư sẽ là một phương tiện rất tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế trong các làng quê.

III. Phương Pháp Thích Ứng Với Việc Làm Của Người Di Cư

Dòng người tự phát đổ về các thành phố lớn trong đó có Hà Nội để tìm việc làm ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, trước đây hầu hết các nghiên cứu về di cư đều tập trung vào loại hình di cư có tổ chức với mục tiêu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của loại hình di cư này. Trong khi đó, đối với những người di cư tự do, một số nghiên cứu cho rằng họ nằm trong số những nhóm bị bỏ quên trong các cuộc tổng điều tra dân số và các cuộc điều tra và ít được lưu tâm nhất trong quá trình lập kế hoạch của Chính phủ. Các vấn đề giới trong di cư tuy quan trọng nhưng cũng chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.

3.1. Các biện pháp ứng phó với khó khăn của người di cư

Vậy người di cư tự do tại Hà Nội hiện nay gặp những khó khăn gì trong quá trình làm việc? Họ đã sử dụng các biện pháp ứng phó nào? Mặc dù có nhiều nghiên cứu với quy mô lớn về di cư đã được tiến hành nhưng chưa có nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào vấn đề này. Các nghiên cứu về di cư tự do chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về khả năng thích ứng của người di cư tự do. Đó chính là lý do khiến chúng tôi lựa chọn khảo sát đề tài “Việc làm cho người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị: khó khăn và sự thích ứng” (Qua khảo sát tại thành phố Hà Nội).

3.2. Vai trò của mạng lưới xã hội trong hỗ trợ người di cư

Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết mạng xã hội, lý thuyết thị trường lao động đôi và cách tiếp cận giới vào nghiên cứu những khó khăn khi làm việc cũng như những biện pháp thích ứng của những người di cư tự do. Việc tiến hành nghiên cứu là một cơ hội tốt để thực hành và tích lũy kinh nghiệm triển khai nghiên cứu thực địa. Đồng thời, đề tài cũng là một minh chứng về việc vận dụng lý thuyết vào giải quyết một chủ đề nghiên cứu về di cư hiện nay.

IV. Nghiên Cứu Về Người Di Cư Tự Do Tại Hà Nội Kết quả

Kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp những phân tích, đánh giá về những khó khăn người di cư tự do gặp phải cũng như những biện pháp ứng phó của họ nhằm thích nghi với việc làm ở Hà Nội. Nghiên cứu hy vọng sẽ bổ sung thêm thông tin giúp cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách có thể điều chỉnh, bổ sung kịp thời các chính sách, biện pháp đối với người di cư tự do. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những khó khăn trong quá trình lao động của người di cư tự do từ nông thôn ra Hà Nội cũng như chiến lược ứng phó của họ trong vấn đề việc làm, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm tăng cường vai trò quản lý của chính quyền và tận dụng tốt hơn những đóng góp của người di cư tự do.

4.1. Khó khăn trong việc làm và biện pháp ứng phó của người di cư

Tìm hiểu về những khó khăn khi làm việc của người di cư tự do. Những biện pháp ứng phó của người di cư để giải quyết những khó khăn đó. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của người di cư tự do đối với công việc. Di cư là một trong những chủ đề quan trọng và thu hút được nhiều sự quan tâm trong lĩnh vực khoa học xã hội. Đã có khá nhiều nghiên cứu tập trung vào phân tích các vấn đề liên quan đến việc làm, điều kiện lao động của người di cư.

4.2. Tác động của di cư đến thị trường lao động Hà Nội

Trên cơ sở phân tích số liệu tổng điều tra dân số năm 1999, Nguyễn Nam Phương chỉ ra rằng trong số những người di cư từ nông thôn ra Hà Nội, nhóm người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm đa số với trên 70%. Vì vậy, nghề nghiệp của người di cư tới Hà Nội chủ yếu là lao động giản đơn (40% tổng số người có việc làm của những người di dân ra Hà Nội), tập trung trong một số nhóm ngành nghề như: nghề xây dựng và sản xuất thủ công vật liệu xây dựng; đạp xích lô; các nghề thu gom phế liệu, bới rác, làm dịch vụ và các công việc khác; những lao động tập trung chờ việc ở các tụ điểm mà người ta thường gọi là chợ lao động.

V. Chính Sách Cho Người Di Cư Tại Hà Nội Đề Xuất

Tuy nhiên, nghiên cứu mới tập trung phân tích những đặc trưng về việc làm của người di cư tự do chưa đi sâu phân tích khó khăn và khả năng thích ứng của họ. Nghiên cứu về lao động nữ di cư tự do nông thôn – đô thị của nhóm tác giả Hà Thị Phương Tiến và Hà Quang Ngọc tại ba thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam bước đầu tìm hiểu về quá trình hội nhập, thích nghi về việc làm của lao động nữ. Dựa trên các kết quả nghiên cứu định tính, nhóm tác giả chỉ ra rằng lao động nữ có khả năng tìm việc làm khá cao, hầu hết đại bộ phận người dân nhập cư đều tìm được việc làm sau một thời gian ngắn.

5.1. Điều chỉnh chính sách hỗ trợ người di cư

Do nhận thức rõ khả năng và năng lực hạn chế của mình, nhất là vốn và tay nghề, khi đi tìm việc ở thành phố, lao động nữ sẵn sàng làm mọi việc, miễn là hợp pháp và làm ra tiền dù đó là công việc họ không thích hay nặng nhọc, nguy hiểm. Mặt khác, dựa vào mạng lưới quan hệ như cha mẹ, anh, em, bạn bè, người thân, người lao động nhập cư thường có thôngtin về cơ hội việc làm trước khi di chuyển đến thành phố.

5.2. Tăng cường quản lý và tận dụng đóng góp của người di cư

Tuy nhiên, công việc của họ chủ yếu nằm trong khu vực kinh tế phi chính thức, kinh tế tư nhân và gia đình, còn trong khu vực kinh tế Nhà nước hoặc liên doanh thì người lao động gặp nhiều khó khăn do trình độ nghề nghiệp thấp và họ không có hộ khẩu chính thức. Các tác giả cũng dự báo rằng sự phát triển của các thành phố lớn có phần chậm lại hiện nay, các cơ sở sản xuất mới ra đời ít hơn, công nghệ hiện đại khiến cho nhu cầu tuyển dụng lao động chân tay giảm và khả năng kiếm việc làm của lao động nữ di cư hiện nay ngày càng trở nên khó khăn hơn so với giai đoạn đầu.

VI. Hội Nhập Xã Hội Của Người Di Cư Giải Pháp

Tuy vậy, thành phố vẫn là nơi có nhiều cơ hội việc làm đối với những người di cư tự do có trình độ học vấn và chuyên môn thấp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ phân tích dựa trên các kết quả nghiên cứu định tính mà thiếu số liệu định lượng để củng cố thêm bằng chứng. Mặt khác, nghiên cứu chỉ đi sâu vào nhóm lao động nữ di cư nói riêng chứ chưa đi vào phân tích và so sánh với nhóm lao động nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính tại Hà Nội và xã Xuân Thượng, Xuân Trường, Nam Định, tác giả Nguyễn Thị Bích Nga đã vận dụng quan điểm giới và phát triển để xem xét mối tương quan giữa nam và nữ trong vấn đề di chuyển lao động nông thôn – đô thị.

6.1. Tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ xã hội cho người di cư

Kết quả nghiên cứu cho thấy lao động nam và nữ tại Hà Nội làm những nghề tương tự nhau, chủ yếu là công việc lao động đơn giản, phổ thông và sử dụng lao động cơ bắp là chính nhưng không hoàn toàn giống nhau về cách thức thực hiện. Nam thường chọn những công việc nặng nhọc, phải đi xa do sức khỏe tốt hơn còn nữ thường cho những việc nhẹ nhàng hơn. Hầu hết trong số họ đã xác định công việc sẽ làm trước khi lên Hà Nội, chỉ có một số ít người sau khi lên Hà Nội mới tìm việc do được người khác chỉ dẫn hoặc chuyển lại khi họ không tiếp tục nữa.

6.2. Nâng cao nhận thức về quyền lợi của người di cư

Lao động nữ ít phải chờ việc hơn lao động nam do họ đã chắc chắn công việc trước khi quyết định di cư. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người lao động thường phải làm việc trong điều kiện cường độ cao, thời gian lao động trong ngày trung bình từ 9-10 giờ, cá biệt có người không tính được thời gian, họ làm cả ngày lẫn đêm nếu có việc. Ngoài công việc chính, người di cư còn làm thêm bất cứ công việc gì có thể tạo ra thu nhập. Thu nhập tại Hà Nội được người dân đánh giá là cao hơn rất nhiều so với lao động ở quê nhưng nam giới thường có thu nhập cao hơn nữ dù làm cùng một nhóm nghề.

05/06/2025

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Luận văn thạc sĩ việc làm cho người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị khó khăn và sự thích ứng qua khảo sát tại thành phố hà nội
Bạn đang xem trước tài liệu : Luận văn thạc sĩ việc làm cho người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị khó khăn và sự thích ứng qua khảo sát tại thành phố hà nội

Để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút

Tải xuống

Tài liệu "Khám Phá Địa Lý và Xã Hội của Người Di Cư Tại Hà Nội" mang đến cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và những thách thức mà người di cư phải đối mặt tại thủ đô. Tài liệu này không chỉ phân tích các yếu tố địa lý ảnh hưởng đến sự di cư mà còn khám phá các khía cạnh xã hội, tâm lý của người di cư, từ đó giúp độc giả hiểu rõ hơn về sự thích nghi và những khó khăn trong quá trình hòa nhập vào môi trường mới.

Độc giả sẽ tìm thấy nhiều thông tin hữu ích, từ những yếu tố tác động đến sự thích nghi của người di cư, như trong tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự thích nghi của người chuyển cư đang sinh sống tại huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang, đến những đặc điểm tâm lý xã hội của người di cư bán hàng rong tại Hà Nội qua tài liệu Luận văn thạc sĩ đặc điểm tâm lý xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở hà nội. Những tài liệu này sẽ giúp độc giả mở rộng kiến thức và có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề di cư tại Việt Nam.

Ngoài ra, tài liệu Luận văn an sinh xã hội của người di cư tự do tại đô thị hà nội nghiên cứu trường hợp phường yên hòa cầu giấy hà nội cũng cung cấp những giải pháp thiết thực cho vấn đề an sinh xã hội của người di cư, từ đó giúp độc giả có thêm thông tin để hiểu rõ hơn về thực trạng và các biện pháp hỗ trợ cho cộng đồng này.

Những liên kết này không chỉ mở ra cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh khác nhau của di cư mà còn giúp độc giả nắm bắt được những vấn đề quan trọng trong xã hội hiện đại.