I. Sự cần thiết của phòng thực hành
Với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, yêu cầu hội nhập phát triển kinh tế, kinh doanh quốc tế đang là hoạt động thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp. Nhu cầu xã hội về nguồn lực phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, trình độ nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp các trường đại học chưa đáp ứng yêu cầu công việc, phần lớn là thiếu và yếu trong nghiệp vụ thực tế. Do vậy, vấn đề đặt ra trong đào tạo ngành kinh doanh quốc tế là cần tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận, thực hành các hoạt động nghiệp vụ ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường thông qua các môn học chuyên ngành. Một trong những giải pháp cần được xem xét là vận dụng phương pháp dạy học mô phỏng trong giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành kinh doanh quốc tế, nhờ vậy sinh viên có thể thực hiện ngay các nghiệp vụ thực tế trong kinh doanh quốc tế.
1.1. Triết lý đào tạo
Để thực hiện Triết lý đào tạo “Khai phóng, Liên ngành, Trải nghiệm”, học đi đôi với hành, chương trình học chú trọng đến thực tế thực hành thì Chương trình mô phỏng hoạt động thực tế trong Kinh doanh Quốc tế là một trong những chương trình cần thiết đối trong hoạt động giảng dạy của khoa Kinh tế Quốc tế. Đào tạo sinh viên theo định hướng ứng dụng luôn đòi hỏi việc phải cho sinh viên tiếp cận nghiệp vụ càng sớm càng tốt, coi trọng phát triển kỹ năng thực hành nghề nghiệp.
II. Mục tiêu của đề án
Mục tiêu chung của đề án là xây dựng chương trình mô phỏng hoạt động thực tế trong từng môn học chuyên ngành thuộc ngành Kinh tế Quốc tế chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế. Trên cơ sở đó, phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của đề án và đề xuất kế hoạch triển khai đề án. Mục tiêu cụ thể bao gồm: Tổng hợp các cơ sở khoa học cho việc triển khai chương trình mô phỏng thực tế trong giảng dạy bậc đại học; Thiết kế các tình huống mô phỏng các hoạt động thực tế trong kinh doanh quốc tế gắn liền với nội dung giảng dạy của từng môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo Ngành Kinh tế Quốc tế chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế.
2.1. Hiệu quả kinh tế xã hội
Việc thực hiện đề án sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành của ngành Kinh tế Quốc tế chuyên ngành Kinh doanh quốc tế. Đảm bảo chuẩn đầu ra cho các môn học chuyên ngành của ngành Kinh tế Quốc tế chuyên ngành Kinh doanh quốc tế. Nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành Kinh tế Quốc tế chuyên ngành Kinh doanh quốc tế đáp ứng với nhu cầu của xã hội.
III. Cơ sở khoa học cho việc triển khai chương trình mô phỏng thực tế
Khổng Tử khoảng năm 450 trước Công nguyên đã nói: “Nói với ta, ta sẽ quên. Chỉ cho ta thấy, ta có thể nhớ. Cho ta tham gia, ta sẽ hiểu”. Kolb (1984) cho rằng: tri thức khởi nguồn từ kinh nghiệm, tri thức cần được người học kiến tạo (hoặc tái tạo) chứ không phải là ghi nhớ những gì đã có. Và “học tập là một quá trình mà kiến thức chỉ được tạo ra qua quá trình chuyển hóa của kinh nghiệm”. Tuy nhiên, có một thực tế ở Việt Nam là nhiệm vụ đào tạo sinh viên giữa các trường đại học và các doanh nghiệp là hầu như không có mối quan hệ ràng buộc để đảm bảo khi một sinh viên ra trường vừa được trang bị kiến thức lý thuyết cơ bản từ các trường đại học, vừa có kỹ năng làm việc thực tế khi được thực tập tại các doanh nghiệp.
3.1. Phương pháp mô phỏng
Theo Goldstein (1991), áp dụng phương pháp mô phỏng để đào tạo là việc ứng dụng công nghệ với mục đích huấn luyện thái độ, quan điểm, kiến thức, luật lệ và những kỹ năng cần thiết để giúp học viên nâng cao năng lực và trình độ. Theo Salas, Wilson, Lazzara và cộng sự (2008) thì việc sử dụng mô phỏng trong đào tạo là một phương pháp tập trung đặc biệt vào việc cung cấp cho học viên các cơ hội để hình thành, thực hành và phát triển những năng lực/khả năng, đồng thời cung cấp phản hồi, đánh giá cho quá trình huấn luyện đó của học viên.
IV. Lợi ích của chương trình mô phỏng thực tế
Việc ứng dụng chương trình mô phỏng thực tế trong kinh doanh quốc tế vào công tác giảng dạy tại Khoa Kinh tế Quốc tế trường Đại học Ngân hàng TPHCM giúp sinh viên Ngành Kinh tế Quốc tế chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế: Về mặt kiến thức: Sinh viên hiểu và giải thích được quá trình tổ chức thực hiện một hợp đồng mua bán đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Khái quát hóa được các công việc liên quan tới chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu; bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Về mặt kỹ năng: Thực hành được quá trình tổ chức thực hiện một hợp đồng mua bán đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Thực hành các chứng từ vận tải và bảo hiểm; và tính toán cước phí vận tải, phí bảo hiểm, số tiền bồi thường, số tiền đóng góp khi có tổn thất chung.
4.1. Hiệu quả kinh tế xã hội
Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành của ngành Kinh tế Quốc tế chuyên ngành Kinh doanh quốc tế. Đảm bảo chuẩn đầu ra cho các môn học chuyên ngành của ngành Kinh tế Quốc tế chuyên ngành Kinh doanh quốc tế. Đảm bảo chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành Kinh tế Quốc tế chuyên ngành Kinh doanh quốc tế. Nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành Kinh tế Quốc tế chuyên ngành Kinh doanh quốc tế đáp ứng với nhu cầu của xã hội.