I. Tổng Quan Chính Sách Quản Lý Đất Đai Tại Thăng Bình 2024
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Petty, nhà kinh tế học người Anh, đã khẳng định “lao động là cha, đất là mẹ sinh ra của cải vật chất”. Nếu không có đất đai, không có bất kỳ một ngành sản xuất nào. Ngày 13 tháng 6 năm 2013, Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) tỉnh Quảng Nam. Trong các năm đầu thực hiện, tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Thăng Bình nói riêng cơ cấu sử dụng đất bước đầu đã được chuyển đổi phù hợp, đáp ứng được mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đóng góp thu ngân sách từ đất đai hàng năm ổn định ở mức 20 - 30% tổng thu ngân sách của huyện Thăng Bình.
1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai trong phát triển kinh tế
Tại Hội nghị quốc tế về môi trường tại Rio de Janerio, Brazil, 1993 đã khẳng định: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại’’. Theo khái niệm trên, đất đai có một số đặc điểm như: Đất đai có vị trí cố định; Đất đai có hạn về diện tích;Tính lâu bền; Đất đai có tính đa dạng, phong phú tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất đai và phù hợp với từng vùng địa lý.
1.2. Quản lý nhà nước về đất đai Định nghĩa và mục tiêu
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Chính sách công là tập hợp các quyết định để lựa chọn mục tiêu và chương hành động của Nhà nước nhằm gi...
II. Thách Thức Quản Lý Đất Đai Tại Thăng Bình Phân Tích 2024
Luật Đất đai 2013 cùng các văn bản pháp luật về quản lý đất đai có hiệu lực đã làm thay đổi nhiều chính sách liên quan đến đất đai. Điều này đã dẫn đến việc Quốc hội phải ban hành Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09 tháng 4 năm 2016 để điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất thời kỳ (2016 – 2020) cấp quốc gia, trong đó có tỉnh Quảng Nam. Mặt khác, trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai ở Quảng Nam nói chung, huyện Thăng Bình nói riêng đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập gây bức xúc cho nhân dân, gây khó khăn cho việc huy động nguồn lực rất lớn từ đất đai vào quá trình phát triển của địa phương.
2.1. Bất cập trong thực thi chính sách và quy định về đất đai
Đa số các hạn chế trong lĩnh vực này đều bắt nguồn từ việc thực thi chưa nghiêm túc các quy định của chính phủ, của địa phương về đất đai; việc thiếu kiểm tra kiểm soát và xử lý sai phạm dẫn đến các sai phạm không được phát hiện và xử lý kịp thời; một số văn bản, quy định còn chồng chéo, rối rắm làm cho một số đối tượng có thể lợi dụng để trục lợi hoặc cố tình gây khó dễ để trục lợi.
2.2. Tình trạng khiếu nại tranh chấp đất đai Nguyên nhân và hệ quả
Theo nghiên cứu của Tạp chí Khoa học Đại học Huế “ tổng số đơn thư khiếu nại trên lĩnh vực đất đai trong giai đoạn 2004-2014 trên địa bàn huyện Thăng Bình là 359 đơn, trong đó khiếu nại là 192 đơn (chiếm 53,5%), tranh chấp đất đai là 83 đơn (chiếm 23,1%), tố cáo là 3 đơn (chiếm 0,8%), các loại khác (đơn kiến nghị, đơn xin cứu xét, đơn xin giải quyết đất ở, đơn kêu cứu) là 81 đơn (chiếm 22,6%).”
2.3. Ảnh hưởng của chính sách đến người dân và phát triển địa phương
Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng, phát hiện các vấn đề tồn tại, hạn chế để tìm giải pháp khắc phục nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của việc thực hiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình là điều cần thiết và cấp bách.
III. Giải Pháp Nâng Cao Quản Lý Đất Đai Thăng Bình Nghiên Cứu 2024
Để phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình, tác giả đã tham khảo qua các tài liệu như sau: Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007): “Quản lý nhà nước về đất đai”, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội đã cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam; chỉ rõ phương pháp, nội dung và công cụ thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, cuốn sách này đề cập đến nội dung cơ bản của luật đất đai năm 2003. Thực tế hiện nay, khi luật đất đai năm 2013 đã được thực thi, cần có những nghiên cứu thực tiễn trong điều kiện mới ở một địa phương cụ thể.
3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và quy định về đất đai
Cần có những nghiên cứu thực tiễn trong điều kiện mới ở một địa phương cụ thể. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2006), “Đánh giá thực trạng và những giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, đề tài nghiên cứu cấp bộ, Trường Đại học Nông lâm.
3.2. Tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm đất đai
Đề tài đã hệ thống hóa những đặc trưng cơ bản của thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai, làm rõ những quan hệ trong thực hiện chính sách quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; xây dựng và đánh giá chính sách quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Đồng Hỷ bằng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, từ đó đề xuất biện pháp quản lý thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp huyện.
3.3. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý đất đai tại Thăng Bình
Mai Thị Thùy Linh (2015) “ Thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang”. Đề tài đã chỉ ra được những bất cập trong công tác thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang đồng thời đưa ra được những nguyên nhân làm cho việc thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang chưa tốt như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền huyện trong quản lý nhà nước về đất đai chưa được chú trọng, gần như giao cho cơ quan tài nguyên và môi trường thành phố thực hiện.
IV. Ứng Dụng Thực Tiễn Quản Lý Đất Đai Hiệu Quả Tại Thăng Bình
Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất diễn ra tương đối nhanh. Do vậy, đã làm cho quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu dân cư tăng lên nhanh chóng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm. Sự chuyển đổi này đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đã tạo ra nhiều thách thức cho huyện Hòa Vang trong việc quản lý và sử dụng đất. Các giải pháp chủ yếu là nói về quá trình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hòa Vang trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
4.1. Mô hình quản lý đất đai hiệu quả đã được triển khai
Nhìn chung, dưới những góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu nêu trên đều đã ít nhiều đề cập và phân tích các vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể về thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn huyện Thăng Bình-tỉnh Quảng Nam để từ đó đưa ra được các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với đặc thù của huyện.
4.2. Đánh giá tác động của các dự án đất đai đến kinh tế xã hội
Từ việc đánh giá tình hình nghiên cứu, có thể khẳng định, việc lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam hiện nay” để nghiên cứu là cần thiết và đề tài này không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã thực hiện trước đó. Xuất phát từ quan điểm rằng, khoa học vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính phát triển và mới mẻ, một lần nữa khẳng định, các công trình, bài viết trên đây là những tài liệu rất bổ ích để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài.
V. Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Đất Đai Tại Thăng Bình 2024
Thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai là rất quan trọng và phức tạp,đất đai được quản lý tốt sẽ phân bổ sử dụng đúng mục đích và mang lại lợi ích cho xã hội; do đó, đòi hỏi mỗi chính quyền cơ sở phải nâng cao trách nhiệm, thực hiện đúng quyền hạn mà pháp luật đất đai đã quy định; đồng thời, có biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ một cách có khoa học và hiệu quả nhất theo điều kiện đặc thù của địa phương mình.
5.1. Rà soát và đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai
Thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giao dịch đất đai
Thực hiện tốt những chính sách quản lý nhà nước về đất đai, sẽ tạo ra động lực phát triển ngành quản lý đất đai của cả nước theo hướng hiện đại hóa, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là phù hợp với xu hướng chung của thế giới và cũng là yêu cầu cấp thiết của Việt Nam.
VI. Tương Lai Quản Lý Đất Đai Thăng Bình Định Hướng Phát Triển
Chỉ có một hệ thống đất đai hiện đại mới có thể đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta trong thời đại toàn cầu hóa, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc và quá trình hội nhập kinh tế thế giới của nước ta đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng.
6.1. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai đồng bộ và hiện đại
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, bố cục của luận văn được trình bày trong 3 chương với tên gọi như sau: Chương 1. Lý luận về thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai ở huyện thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
6.2. Phát triển bền vững và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, bố cục của luận văn được trình bày trong 3 chương với tên gọi như sau: Chương 1. Lý luận về thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai ở huyện thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.