I. Tổng Quan Tác Động Thuế Đến Tăng Trưởng Kinh Tế ASEAN
Trong những thập kỷ gần đây, tác động kinh tế của thuế trở thành một đề tài được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Cùng với chi tiêu công, thuế là một công cụ chính yếu của chính sách tài khóa. Theo lý thuyết tài chính công hiện đại, thuế không chỉ có vai trò cơ bản là huy động nguồn lực đáp ứng nhu cầu chi tiêu công mà còn là công cụ quan trọng của chính sách tài khóa, giúp chính phủ can thiệp vào nền kinh tế, hướng đến các mục tiêu phát triển như tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước cho thấy, tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều tranh luận. Vì vậy, việc nghiên cứu về tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế tại Đông Nam Á (1990-2017) là vô cùng quan trọng. Các quốc gia Đông Nam Á đang tích cực hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mà bước ngoặt lớn là việc hình thành cộng đồng kinh tế chung ASEAN Economic Community (AEC).
1.1. Lý Do Nghiên Cứu Tác Động Thuế và Tăng Trưởng Kinh Tế
Lý do tác giả tiếp cận đề tài nghiên cứu xuất phát từ bối cảnh thực tiễn và khoảng trống nghiên cứu. Bối cảnh thực tiễn cho thấy tác động kinh tế của thuế rất cần được nghiên cứu tại các quốc gia Đông Nam Á. Mặc dù hướng đến thành lập một cộng đồng chung song các quốc gia thành viên lại đang duy trì các chính sách thuế có nhiều khác biệt. Số liệu thực tế cho thấy, các quốc gia này đang có xu hướng cắt giảm thuế suất, thực hiện nhiều ưu đãi thuế nhằm thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (IMF, 2017). Điều này đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho những quốc gia thành viên có mức chi tiêu công cao như Việt Nam.
1.2. Khoảng Trống Nghiên Cứu Về Thuế và Tăng Trưởng
Các nghiên cứu trước chỉ ra, tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế được lý giải theo nhiều hướng khác nhau và kết quả kiểm định cũng chưa rõ ràng và thống nhất. Phân tích tác động của thuế trong phạm vi một quốc gia cho thấy, một sự tăng lên của thuế giúp mở rộng nguồn tài trợ cho chi tiêu công, qua đó tạo động lực phát triển kinh tế thông qua việc cung cấp nhiều hơn các hàng hóa, dịch vụ công hỗ trợ sản xuất. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng, mức thuế suất thấp sẽ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng và tạo việc làm.
II. Thách Thức Ảnh Hưởng Của Thuế Suất Đến Đầu Tư Đông Nam Á
Xét trên phương diện quốc tế, lý thuyết cạnh tranh thuế chỉ ra, số thu thuế của các quốc gia không độc lập mà tương tác lẫn nhau. Theo Edwards & Mitchell (2008), do sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia, một bộ phận người nộp thuế sẽ thực hiện “Voted by their feet” – “bỏ phiếu bằng chân”. Nghĩa là, các nhà đầu tư sẽ dịch chuyển vốn từ cộng đồng có thuế suất cao sang cộng đồng có thuế suất thấp hơn để nhận được phần lợi nhuận sau thuế là lớn nhất. Kết quả của quá trình này là chính sách thuế của quốc gia này sẽ tác động số thu thuế của các quốc gia khác và ngược lại. Vì vậy, tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế cần được xem xét trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay. Về các nghiên cứu thực nghiệm, kết quả kiểm định về tác động động này vẫn chưa rõ ràng và thống nhất.
2.1. Vì Sao Kết Quả Nghiên Cứu Trước Về Thuế Còn Hỗn Hợp
Một cách khái quát, lược khảo nghiên cứu chỉ ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến kêt quả kiểm định hỗn hợp này. Thứ nhất, cấu trúc thuế chưa được nhiều nghiên cứu chú trọng phân tích. Thứ hai, các nghiên cứu thực nghiệm vẫn chưa rõ ràng và thống nhất bởi sự khác biệt về phương pháp kiểm định. Một số học giả nhận định, phương pháp kiểm định thường được sử dụng trong các nghiên cứu trước là các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với giả định phổ biến là các đơn vị chéo độc lập.
2.2. Tầm Quan Trọng Phân Tích Ngắn Hạn và Dài Hạn Thuế
Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra sự cần thiết của việc phân tích chi tiết tác động ngắn hạn và dài hạn của thuế đối với tăng trưởng kinh tế. Như Arnold & cộng sự (2011) nhận định, việc thiết kế chính sách thuế sao cho vừa đạt được mục tiêu thúc đẩy tốc độ phục hồi của nền kinh tế trong ngắn hạn (sau giai đoạn khủng hoảng) vừa tạo động lực cho tăng trưởng trong dài hạn là nhiệm vụ rất thách thức bởi phục hồi nền kinh tế trong ngắn hạn đòi hỏi gia tăng tổng cầu còn tăng trưởng trong dài hạn đòi hỏi cần gia tăng trong tổng cung trong nền kinh tế. Theo đó, tác động kinh tế của thuế trong ngắn và dàn hạn có nhiều khác biệt.
III. Cách Phân Tích Tác Động Thuế Đến Tăng Trưởng Kinh Tế ASEAN
Tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Thuế và tăng trưởng kinh tế: phân tích trong bối cảnh cạnh tranh thuế tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1990-2017”. Việc phân tích cấu trúc thuế và sử dụng các phương pháp ước lượng khác nhau nhằm kiểm định tính vững của tác động kinh tế của thuế là điểm thú vị của luận văn. Từ kết quả kiểm định, tác giả rút ra các hàm ý chính sách nhằm cải thiện nguồn thu thuế trong bối cảnh hội nhập hiện nay tại các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Mục tiêu khái quát của luận văn là đánh giá tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1990-2017.
3.1. Ba Câu Hỏi Nghiên Cứu Chính Về Thuế và Tăng Trưởng
Ba câu hỏi nghiên cứu mà luận văn cần phải làm rõ như sau: (1) Tác động của cấu trúc thuế đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1990-2017 là như thế nào? (2) Tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh thuế tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1990-2017 là như thế nào? (3) Liệu có sự khác biệt về tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1990-2017?
3.2. Đối Tượng và Phạm Vi Nghiên Cứu Về Tăng Trưởng ASEAN
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là mối quan hệ giữa thuế, cấu trúc thuế và và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia gia Đông Nam Á. Ngoài ra, các mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến kiểm soát khác như vốn đầu tư, vốn con người, tỷ lệ tăng dân số cũng là mối quan tâm của đề tài. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Do sự sẵn có của dữ liệu, tác giả tập trung phân tích mối quan hệ giữa thuế, cấu trúc thuế và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2017.
IV. Phương Pháp Ước Lượng Tác Động Thuế và Cấu Trúc Thuế
Tác giả tiến hành một quy trình phân tích và kiểm định để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, như sau: (1) Để xem xét tác động của cấu trúc thuế đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á, bên cạnh số thu thuế tổng thể, tác giả đánh giá sự thay đổi tỷ trọng của hai loại thuế chính (thuế thu nhập và thuế tiêu dùng) trong tổng nguồn thu từ thuế tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế tại trường hợp nghiên cứu này. Theo đó, tương tự Arnold & cộng sự (2011) và Acosta‐Ormaechea & cộng sự (2012), tác giả thiết lập mô hình thực nghiệm về tác động của cấu trúc thuế đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2017.
4.1. Mô Hình Thực Nghiệm Về Thuế và Tăng Trưởng Kinh Tế
Mô hình thực nghiệm có dạng như sau: ∑ Trong đó, i ~ i. t và i là chỉ số về thời gian và quốc gia. là sai phân bậc nhất của GDP bình quân đầu người, đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế, được đo lường bằng lnyt-1 là GDP bình quân đầu người năm t-1 dạng logarit, đại diện cho GDP nội tại lnkit là vốn đầu tư trên tổng sản phẩm quốc nội GDP dạng logarit, đại diện vốn đầu tư lnhcit được đo lường bằng chỉ số vốn con người dạng logarit, đại diện cho vốn con người,. popit là chỉ số tốc độ tăng dân số hằng năm, đại diện cho tốc độ tăng dân số. taxrevit là số thu thuế trên tổng sản phẩm quốc nội GDP hàng năm đại diện cho số thu thuế. taxjit là số thuế j, được đo lường bằng tỷ trọng loại thuế j trên tổng số thu từ thuế hàng năm.
4.2. Kiểm Định Cạnh Tranh Thuế Bằng Phương Pháp Thống Kê
Để trả lời câu hỏi tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh thuế tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1990-2017 là như thế nào, tác giả tiến hành hai bước kiểm định. Đầu tiên, kết hợp phương pháp thống kê mô tả và phương pháp kiểm định giả định các đơn vị chéo độc lập của De Hoyos & Sarafidis (2006), tác giả đánh giá xu hướng cạnh tranh thuế tại các quốc gia Đông Nam Á. Bằng số liệu thực tế, luận văn phân tích xu hướng cắt giảm thuế suất, thực hiện nhiều ưu đãi thuế tại các quốc gia Đông Nam Á.
V. Ứng Dụng Tác Động Ngắn Hạn và Dài Hạn Của Thuế
Xem xét sự khác biệt về tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1990-2017, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng điều chỉnh sai số với dữ liệu bảng Pooled Mean Group để kiểm định tác động dài hạn và ngắn hạn của thuế, cấu trúc thuế trong trường hợp nghiên cứu này. Để phù hợp với phương pháp kiểm định, mô hình thực nghiệm được điều chỉnh có dạng như sau: ∑ ∑
5.1. Mô Hình Kiểm Định Tác Động Ngắn Hạn và Dài Hạn Thuế
Trong đó: là biến đại diện tốc độ tăng trưởng kinh tế, được đo lường bằng sai phân bậc nhất của GDP bình quân đầu người; yt-1 là biến số đo lường GDP nội tại, được đo lường bằng GDP bình quân đầu người năm t-1 dạng logarit. X là tập hợp các biến độc lập bao gồm vốn đầu tư, vốn con người, thuế và các biến cấu trúc thuế; là độ lệch từ phương trình cân bằng dài hạn ở bất kỳ thời gian nào đối với quốc gia I với ϕ là hệ số điều chỉnh sai số. là hệ số đo lường tác động ngắn hạn của các biến độc lập.
5.2. Nguồn Dữ Liệu Nghiên Cứu Thuế và Tăng Trưởng ASEAN
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các nguồn dữ liệu đáng tín cậy. Cụ thể hầu hết các biến được thu thập từ Ngân hàng thế giới World bank -bộ dữ liệu World Development Indicators (WDI); chỉ số vốn con người lấy từ bộ dữ liệu Penn World Table 9.0) của trung tâm tăng trưởng và phát triển Groningen (Groningen Growth and Development Centre) của Trường Đại Học Groningen, Hà Lan ( Groningen University).
VI. Kết Luận Ý Nghĩa Nghiên Cứu Tác Động Thuế Đến ASEAN
Thực hiện luận văn này, tác giả kỳ vọng cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của thuế, cấu trúc thuế đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1990 -2017. Bằng việc sử dụng nhiều phương pháp kiểm định khác nhau, tác giả làm rõ hơn tác động hơn tác động này tại trường hợp nghiên cứu cũng như củng cố thêm tính vững cho kết quả kiểm định. Qua đó, tác giả mong đợi luận văn có thể mang lại một giá trị tham khảo nhất định cho các nghiên cứu tiếp theo về mối quan hệ giữa cấu trúc thuế và tăng trưởng kinh tế nói chung và mối quan hệ này ở các quốc gia Đông Nam Á nói riêng.
6.1. Đóng Góp Về Mặt Lý Thuyết Về Cấu Trúc Thuế
Thực hiện luận văn này, tác giả kỳ vọng cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của thuế, cấu trúc thuế đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1990 -2017. Bằng việc sử dụng nhiều phương pháp kiểm định khác nhau, tác giả làm rõ hơn tác động hơn tác động này tại trường hợp nghiên cứu cũng như củng cố thêm tính vững cho kết quả kiểm định.
6.2. Đóng Góp Thực Tiễn Chính Sách Thuế Khu Vực ASEAN
Bối cảnh thực tiễn hiện nay tạo ra nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều khó khăn thách thức cho các quốc gia Đông Nam Á. Ớ góc độ tài chính công, tác động kinh tế của thuế rất cần được nghiên cứu tại các quốc gia Đông Nam Á bởi vai trò quan trọng thuế đối với nền kinh tế, đặc biệt là trong xu hướng cạnh tranh thuế trong khu vực hiện nay. Kết quả kiểm định về tác động này kì vọng sẽ mang lại một giá trị tham khảo nhất định cho các nhà làm chính sách khi hoạch định các chính sách có liên quan.