I. Tổng Quan Về Phân Quyền Tại Tỉnh Bình Phước Khái Niệm
Lịch sử phát triển các nhà nước cho thấy không một quốc gia nào có thể tiến hành quản lý xã hội mà chỉ dựa vào bộ máy nhà nước ở trung ương. Là một tổ chức có khả năng tác động lên toàn bộ xã hội, Nhà nước (đại diện là cơ quan quản lý ở Trung ương) tập trung vào hoạch định những chính sách ở tầm vĩ mô, bao quát những diễn biến của các quan hệ xã hội ở quy mô toàn quốc. Các chủ trương, biện pháp được đề ra ở tầm trung ương, với tính khái quát và trừu tượng khó có thể phản ánh hết được những điều kiện đặc thù của địa phương và khó dự liệu trước phương pháp tổ chức thực hiện ở mỗi địa bàn cụ thể. Hơn nữa, quản lý nhà nước thống nhất không đồng nghĩa với việc các địa phương phải sử dụng những biện pháp cách thức theo một khuôn mẫu thống nhất để triển khai một chính sách ở trung ương. Bằng hoạt động của mình, các cơ quan nhà nước ở địa phương chuyển tải các chính sách của trung ương đến với dân cư địa phương, cụ thể hóa các văn bản của cấp trên có tính tới hoàn cảnh, đặc điểm của địa phương đề ra biện pháp tổ chức linh hoạt, đa dạng để thực hiện một cách thống nhất những chủ trương, đường lối được hoạch định ở tầm trung ương.
1.1. Định Nghĩa Phân Quyền Giữa Trung Ương và Địa Phương
Phân quyền cho địa phương là một yếu tố đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong hoạt động của nhà nước và góp phần vào thực hiện những nhiệm vụ chung của nhà nước. Phân quyền dẫn đến một hệ quả là thừa nhận tính độc lập của một chủ thể trong một lĩnh vực nhất định. Tính độc lập của chính quyền địa phương thể hiện ở chỗ bên cạnh việc thực hiện và tổ chức thực hiện các quyết định của trung ương và cơ quan nhà nước cấp trên, địa phương còn được quyền giải quyết vấn đề có tính địa phương phát sinh tại địa bàn quản lý của mình.
1.2. Vai Trò Của Phân Quyền Trong Quản Lý Nhà Nước Hiện Đại
Những vấn đề của địa phương có thể được quyết định bởi chính dân cư địa phương hoặc bởi cơ quan đại diện cho dân cư tại địa bàn. Trong cả hai trường hợp, người dân đều có cơ hội tham gia hoạt động quản lý nhà nước một cách trực tiếp thông qua việc thực hiện các quyền chính trị của mình. Như vậy, phân quyền chính là một hình thức tổ chức và thu hút nhân dân tham gia việc quản lý các...
II. Cơ Chế Phân Quyền Yếu Tố Ảnh Hưởng Tại Tỉnh Bình Phước
Để tiến hành hoạt động này, các cơ quan chính quyền địa phương phải được trao một khối lượng thẩm quyền tương ứng thông qua cơ chế phân quyền. Như vậy phân quyền cho địa phương là một yếu tố đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong hoạt động của nhà nước và góp phần vào thực hiện những nhiệm vụ chung của nhà nước. Phân quyền dẫn đến một hệ quả là thừa nhận tính độc lập của một chủ thể trong một lĩnh vực nhất định. Tính độc lập của chính quyền địa phương thể hiện ở chỗ bên cạnh việc thực hiện và tổ chức thực hiện các quyết định của trung ương và cơ quan nhà nước cấp trên, địa phương còn được quyền giải quyết vấn đề có tính địa phương phát sinh tại địa bàn quản lý của mình.
2.1. Các Yếu Tố Kinh Tế Xã Hội Tác Động Đến Phân Quyền
Những vấn đề của địa phương có thể được quyết định bởi chính dân cư địa phương hoặc bởi cơ quan đại diện cho dân cư tại địa bàn. Trong cả hai trường hợp, người dân đều có cơ hội tham gia hoạt động quản lý nhà nước một cách trực tiếp thông qua việc thực hiện các quyền chính trị của mình. Như vậy, phân quyền chính là một hình thức tổ chức và thu hút nhân dân tham gia việc quản lý các...
2.2. Ảnh Hưởng Của Luật Pháp Đến Phân Quyền Tại Bình Phước
Để tiến hành hoạt động này, các cơ quan chính quyền địa phương phải được trao một khối lượng thẩm quyền tương ứng thông qua cơ chế phân quyền. Như vậy phân quyền cho địa phương là một yếu tố đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong hoạt động của nhà nước và góp phần vào thực hiện những nhiệm vụ chung của nhà nước.
III. Thực Tiễn Phân Quyền Ngân Sách Đất Đai Tại Bình Phước
Thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền, thời gian qua, chính quyền địa phương ở nước ta, nhất là chính quyền cấp tỉnh đã được trao nhiều nhiệm vụ, quyền hạn và đã góp phần vào phát triển kinh tế, ổn định xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, khi thực hiện phân cấp vẫn tồn tại một số hạn chế như tình trạng lạm quyền hay thiếu nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được phân quyền. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã đặt nền tảng cho phân quyền, phân cấp giữa trung ương và địa phương thông qua quy định tại điều 112: “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương”.
3.1. Phân Quyền Trong Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Tại Bình Phước
Cụ thể hóa quan điểm này, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: tại Điều 11, “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương theo 1 hình thức phân quyền, phân cấp”.
3.2. Phân Quyền Trong Quản Lý Đất Đai Tại Tỉnh Bình Phước
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho chính quyền địa phương, đặc biệt sau Nghị quyết 08/2004/NQ-CP về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chính quyền cấp tỉnh đã được trao nhiều quyền trong quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, trong tổ chức bộ máy và nhân sự…Điều này đã góp phần tạo động lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
IV. Giải Pháp Tăng Cường Phân Quyền Tại Tỉnh Bình Phước
Tuy nhiên, đánh giá thực hiện kết quả phân cấp, phân quyền trong thời gian thực hiện Nghị quyết 08/2004, nhiều chuyên gia khoa học và những người làm thực tiễn cho rằng phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở nước ta còn nhiều hạn chế như tình trạng chính quyền địa phương cấp tỉnh lạm quyền trong thực hiện quyền hạn (cấp phép xây dựng, khai thác khoáng sản tràn lan ảnh hưởng đến tài nguyên quốc gia…), chính quyền địa phương thiếu nguồn lực nhất là tài chính để thực hiện nhiệm vụ. Điều này đòi hỏi cần nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về phân quyền, thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về phân quyền của chính quyền địa phương, đưa ra những khuyến nghị khoa học để hoàn thiện các
4.1. Hoàn Thiện Luật Pháp Về Phân Quyền Cho Địa Phương
Điều này đòi hỏi cần nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về phân quyền, thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về phân quyền của chính quyền địa phương, đưa ra những khuyến nghị khoa học để hoàn thiện các 2 quy định của pháp luật về phân quyền, và các giải pháp nâng cao hiệu quả của phân quyền giữa trung ương và địa phương.
4.2. Nâng Cao Năng Lực Cán Bộ Địa Phương Về Phân Quyền
Để góp phần nâng cao nhận thức về phân quyền giữa trung ương và địa phương, tác giả Luận văn lựa chọn đề tài “Phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương cấp tỉnh từ thực tiễn tỉnh Bình Phước” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
V. Kinh Nghiệm Phân Quyền Từ Các Tỉnh Thành Khác
Nghiên cứu về phân quyền trong thời gian gần đây ngày càng thu hút sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, của không ít các ngành, các cấp, các nhà quản lý xã hội, các nhà khoa học. Một số cơ quan, tổ chức đã tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về phân cấp, phân quyền; một số nhà khoa học có các bài viết, các công trình nghiên cứu. Nội dung được đề cập đến chủ yếu liên quan đến quan niệm, quan điểm về phân quyền, kinh nghiệm quốc tế về phân quyền giữa trung ương và địa phương, phân tích thực trạng thực hiện phân quyền và đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện một cách hiệu quả phân quyền giữa trung ương và địa phương ở Việt Nam.
5.1. So Sánh Mô Hình Phân Quyền Giữa Các Tỉnh
Thứ nhất, về quan niệm “phân quyền” và các quan niệm có liên quan như “phân cấp”, “phân cấp quản lý hành chính nhà nước”, “phân công”, có thể kể đến các công trình nghiên cứu như “Phân quyền và phân cấp trong quản lý nhà nước - Một số khía cạnh lý luận - thực tiễn và pháp lý” của GS.TS Phạm Hồng Thái đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phân công, phân cấp, phân quyền ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” năm 2016; bài viết “Khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền” (2010) đăng trên Tạp chí Khoa học đại học quốc gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Cửu Việt; cuốn sách “Phân cấp quản lý nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và triển vọng” (Nxb Công an nhân dân, năm 2011) do GS.TS Phạm Hồng Thái, GS.TS Nguyễn Đăng Dung, TS Nguyễn Ngọc Chí đồng chủ biên; cuốn sách “Phân cấp quản lý nhà nước, Lý luận và thực tiễn” 3 (Nxb Chính trị quốc gia, năm 2014) của PGS.
5.2. Bài Học Kinh Nghiệm Về Phân Quyền Cho Bình Phước
Thứ hai, về kinh nghiệm quốc tế đối với vấn đề phân quyền giữa trung ương và địa phương, có thể kể đến một số công trình khoa học như bài viết “Các mô hình chính quyền địa phương và sự phân chia chức năng, nhiệm vụ” (Kỷ yếu hội thảo Phân cấp quản lý nhà nước: lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam, năm 2010) của TS Nguyễn Sỹ Dũng; bài viết “Kinh nghiệm phân cấp quản lý ngân sách của một số quốc gia trên thế giới” (đăng trên Tạp chí tổ chức nhà nước, số 12/2011) của Th.S Lê Toàn Thắng; bài viết “Một số vấn đề về phân cấp quản lý nhà nước ở CHLB Đức” (đăng trên tạp chí Tổ chức nhà nước, số 8/2001) của tác giả Nguyễn Hồng Hạnh.
VI. Phân Quyền Tại Bình Phước Hướng Đến Tương Lai
Như vậy, có thể thấy rằng, phân quyền giữa trung ương và địa phương là một nội dung được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu thấu đáo để phục vụ cho công cuộc cải cách tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương nói riêng. Tuy vậy, phần lớn các công trình khoa học kể trên chủ yếu phân tích quan điểm về phân quyền ở các quốc gia trên thế giới; cách hiểu về phân quyền ở nước ta và thực trạng thực hiện phân cấp, phân quyền trước khi có Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
6.1. Xu Hướng Phân Quyền Trong Tương Lai
Do đó, việc tác giả Luận văn lựa chọn đề tài “Phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương cấp tỉnh từ thực tiễn tỉnh Bình Phước” có ý nghĩa thời sự khi quan điểm về phân quyền giữa trung ương và địa phương đã được luật hóa thông qua Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
6.2. Đề Xuất Chính Sách Về Phân Quyền Cho Bình Phước
Hơn nữa, chưa có công trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu về phân quyền giữa trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Do vậy, Luận văn này là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu riêng về thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật về phân quyền tại tỉnh Bình Phước và đề ra một số giải pháp khả thi nhằm tổ chức một cách tốt nhất việc phân quyền giữa trung ương và địa phương.