Phân Lập và Phát Hiện Vi Khuẩn Bacillus cereus Gây Ngộ Độc Thực Phẩm Tại Việt Nam

Chuyên ngành

Công nghệ sinh học

Người đăng

Ẩn danh

Thể loại

luận văn

2017

63
1
0

Phí lưu trữ

30.000 VNĐ

Tóm tắt

I. Tổng quan về Ngộ độc thực phẩm và Nguyên nhân gây Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn uống phải các thức ăn bị ô nhiễm chất độc hại đối với sức khoẻ con người. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có chừng 250 - 500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000 nạn nhân và 100 - 200 ca tử vong. Ngộ độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng trong số đó thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật chiếm 33-49% [1]. Ngộ độc thực phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật có 2 dạng gây bệnh: vi sinh vật tiết ra độc tố và sự hiện diện của độc tố này trong thực phẩm là nguyên nhân gây bệnh. Dạng khác là vi sinh vật hiện diện trong thực phẩm, từ đó xâm nhập vào cơ thể con người, sự hiện diện của chúng hoặc các sản phẩm hình thành từ quá trình phân giải các chất trong cơ thể là nguyên nhân gây bệnh.

1.1. Khái niệm Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là thuật ngữ dùng để chỉ một hội chứng cấp tính, xảy ra đột ngột, do ăn phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu trứng nôn mửa, tiêu chảy và những triệu chứng khác tuỳ theo đặc điểm của từng loại ngộ độc (tê liệt thần kinh, co giật, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, vận động…) [6].

1.2. Nguyên nhân gây Ngộ độc thực phẩm

Những năm qua, kinh tế nước ta được đổi mới, phát triển và nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện. Bên cạnh đó các vụ ngộ độc thức ăn vẫn thường xuyên xảy ra, khắp mọi nơi và ngày càng nhiều với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường được chia thành tác nhân lây nhiễm và tác nhân độc tố. Tác nhân lây nhiễm bao gồm các loại vi khuẩn, virut, ký sinh trùng… Còn tác nhân độc tố bao gồm các độc tố có sẵn trong thực phẩm, các loại hoá chất tồn dư trong thực phẩm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất phụ gia hoá học…[5]. Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật luôn là nguyên nhân phổ biến nhất. Các loại vi sinh vật có khả năng gây ngộ độc thực phẩm thường gặp nhất là tuy nhiên khoảng 90% ca ngộ độc thực phẩm hiện nay là do Staphylococus aureus, Salmonella, Clostridium perfingens, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio cholerae, Escherichia coli và Bacillus cereus…[2].

II. Đặc điểm chung về Bacillus cereus

Bacillus cereus là vi khuẩn có khả năng sinh độc tố gây ngộ độc thực phẩm với 2 thể bệnh là thể tiêu chảy và thể gây nôn [29]. Chủng vi khuẩn này còn có khả năng hình thành bào tử và phân bố rộng khắp trong môi trường, vì thế đây là nhóm vi khuẩn quan trọng khi nhìn từ khía cạnh vệ sinh thực phẩm. Việt Nam là nước có điều kiện nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho B. cereus phát triển trong thực phẩm và giải phóng ra độc tố, ý thức của người dân chưa đầy đủ và đặc biệt là việc sử dụng rất nhiều các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ gạo làm cho tỷ lệ ngộ độc thực phẩm do B. cereus là không nhỏ tại Việt Nam.

2.1. Vị trí phân loại và nguồn gốc vi khuẩn Bacillus cereus

Phân loại quốc tế B. cereus: • Thuộc giới Bacteria • Ngành (phylum) Firmicutes • Lớp (class) Bacilli • Bộ (order) Bacillales • Họ (family) Bacillaceae • Chi (genus) Bacillus • Loài (species) B. cereus lần đầu tiên được Frankland phân lập và mô tả vào năm 1887. Tuy nhiên, cho đến năm 1950, vi khuẩn này mới được Hauge và cộng sự chứng minh là căn nguyên gây ra các vụ dịch ngộ độc thức ăn. Các vụ dịch ngộ độc thức ăn do B. cereus có đặc điểm là nôn và tiêu chảy [25].

2.2. Đặc điểm hình thái Bacillus cereus

Về mặt tế bào, ngoài những đặc điểm chung của chi Bacillus như là trực khuẩn Gram dương, hô hấp hiếu khí hoặc kỵ khí không bắt buộc, có khả năng hình thành bào tử [31], thì B. cereus còn có những đặc điểm riêng sau: Kích thước tế bào B. cereus dài 3 - 5µm, rộng 1 - 1,2µm, tế bào hình que thẳng, hai đầu có thể tròn hoặc vuông. Phần lớn tế bào B. cereus thường có khả năng di động nhờ lông roi tuy nhiên cũng có một số chủng không có khả năng di động. cereus có khả năng hình thành nội bào tử. Nội bào tử của B. cereus nằm ở trung tâm tế bào, kích thước của bào tử khoảng 1 – 1,5µm, bào tử nang không phồng. Bào tử có dạng hình elip một số có dạng hình tròn hay hình khối [18].

08/06/2025

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Luận văn thạc sĩ phân lập phát hiện vi khuẩn bacillus cereus sinh độc tố gây ngộ độc thực phẩm ở việt nam
Bạn đang xem trước tài liệu : Luận văn thạc sĩ phân lập phát hiện vi khuẩn bacillus cereus sinh độc tố gây ngộ độc thực phẩm ở việt nam

Để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút

Tải xuống

Tài liệu có tiêu đề "Phân Lập và Phát Hiện Vi Khuẩn Bacillus cereus Gây Ngộ Độc Thực Phẩm Tại Việt Nam" cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc phân lập và phát hiện vi khuẩn Bacillus cereus, một tác nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến tại Việt Nam. Tài liệu nêu rõ các phương pháp hiện đại trong việc xác định sự hiện diện của vi khuẩn này, từ đó giúp nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Đặc biệt, tài liệu không chỉ mang lại thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực vi sinh vật học mà còn cho những ai quan tâm đến an toàn thực phẩm. Để mở rộng thêm kiến thức về các phương pháp phát hiện vi khuẩn khác, bạn có thể tham khảo tài liệu Xây dựng quy trình phát hiện nhanh vi khuẩn salmonella spp trên nền mẫu thịt và rau bằng kỹ thuật lamp loop mediated isothermal amplification năm thứ 2. Tài liệu này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các kỹ thuật phát hiện vi khuẩn trong thực phẩm, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm tại Việt Nam.