I. Tổng Quan Nghiên Cứu Hình Tượng Anh Hùng Trương Nghệ Mưu
Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật thể hiện sự vĩ đại của trí tuệ và tâm hồn nhân loại. Gần như mọi tác phẩm đều có thể được tái diễn giải, làm lại, chuyển dạng sang một hình thức khác nhau. Trong mối quan hệ phức tạp của mạng lưới cải biên, văn học, sân khấu và điện ảnh đã trở thành những kênh dữ liệu dồi dào và sống động nhất bởi quá trình tái lặp cải biên diễn ra không ngừng giữa các hình thức nghệ thuật và trong từng phiên bản tạo sinh. Đồng thời, cải biên từ văn học sang điện ảnh còn phần nào thể hiện được văn hoá – lịch sử của từng thời kì thông qua cách nhìn nhận của tác giả, đạo diễn, biên kịch và cả của khán giả. Trong điện ảnh, có rất nhiều tác phẩm cải biên thành công và để lại nhiều ấn tượng tốt cho khán giả như: “Bố Già” (The Godfather), “Forrest Gump”, “Cuộc đời của Pi” (Life of Pi), “Triệu phú khu ổ chuột” (Slumdog Millionaire),”. Vì vậy đây là một mảng nghiên cứu màu mỡ hứa hẹn rất thú vị.
1.1. Giới thiệu về đạo diễn Trương Nghệ Mưu và sự nghiệp
Trương Nghệ Mưu là một trong những đạo diễn nổi tiếng thuộc thế hệ thứ 5 của Trung Quốc nói riêng và nền điện ảnh thế giới nói chung, tài năng của Trương Nghệ Mưu đã được cả thế giới công nhận qua những cảnh phim đầy trau chuốt, những gam màu đầy ẩn ý, những cốt truyện rất tinh tế. Mặc dù mới chỉ là một bộ phim võ hiệp đầu tay của Trương Nghệ Mưu, nhưng Anh hùng đã gây được tiếng vang lớn tại Trung Quốc cũng như quốc tế. Tuy vậy, bộ phim cũng là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi.
1.2. Phim Anh Hùng và những tranh cãi xung quanh tác phẩm
Nhiều nhà phê bình phim đã ủng hộ tính thẩm mỹ của Anh hùng nhưng một số nhà phê bình khác đã bị sốc khi xem Anh hùng, họ cho rằng bộ phim đi trái ngược lại với quan điểm sáng tác của Trương Nghệ Mưu ở những tác phẩm trước của ông. Nếu như ở các tác phẩm như Cao lương đỏ, Thu Cúc đi kiện, Đèn lồng đỏ treo cao, đạo diễn họ Trương luôn đứng về phía những con người có thân phận nhỏ bé, tố cáo hiện thực xã hội một cách quyết liệt thì đến Anh hùng, Trương Nghệ Mưu mang tính thỏa hiệp với giai cấp lãnh đạo, chính điều này đã gây ra tranh cãi lớn giữa các nhà phê bình phim khi Anh hùng ra đời.
II. Vấn Đề Nghiên Cứu Hình Tượng Anh Hùng Trong Điện Ảnh
Trương Nghệ Mưu là đạo diễn nổi tiếng ở tầm quốc tế của điện ảnh Trung Hoa, ông còn là một trong những đạo diễn hàng đầu trong việc thực hiện các tác phẩm điện ảnh cải biên với tổng số 16/23 tác phẩm điện ảnh liên quan đến cải biên văn học như Cao lương đỏ (1987), Đèn lồng đỏ treo cao (1991), Anh hùng (2002)…những tác phẩm của ông là nguồn cảm hứng, nguồn tư liệu với những ai thực hiện việc cải biên văn học điện ảnh. Tuy vậy cho đến nay hầu như chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm cải biên của Trương Nghệ Mưu. Đó là lý do chúng tôi chọn nghiên cứu Chúng tôi chọn tác phẩm Anh hùng bởi vì đây là tác phẩm bước ngoặt trong sự nghiệp của Trương Nghệ Mưu, nó không chỉ đơn thuần là cải biên mà còn tận dụng tất cả chất liệu truyền thống của Trung Hoa.
2.1. Lý do chọn đề tài Anh Hùng của Trương Nghệ Mưu
Đó là lý do chúng tôi chọn tên đề tài là: Anh hùng của Trương Nghệ Mưu: từ chất liệu lịch sử, văn học Trung Hoa đến điện ảnh. Vì vậy khi đi vào nghiên cứu cải biên trong điện ảnh, chúng tôi mong muốn thông qua các bộ phim cải biên của Trương Nghệ Mưu nói chung và Anh hùng nói riêng để tìm hiểu rõ hơn về quan điểm sáng tác của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, cũng như có cái nhìn toàn diện về văn hóa, tư tương Trung Hoa thông qua điện ảnh.
2.2. Tình hình nghiên cứu về cải biên văn học điện ảnh
Tại Việt Nam, tài liệu nghiên cứu về lý thuyết cải biên rất ít. Chỉ có một số công trình nghiên cứu lý thuyết cải biên một cách có hệ thống và chuyên biệt. Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam có công trình nghiên cứu Từ Chùa Đàn đến Mê Thảo: Liên văn bản trong văn chương và điện ảnh vào năm 2006 Vào năm 2010, Thạc sĩ Đỗ Thị Ngọc Điệp thực hiện nghiên cứu luận văn Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sáng phẩm điện ảnh (Từ góc nhìn tự sự) để tìm hiểu, so sánh đối chiếu đặc trưng của tự sự văn học và tự sự điện ảnh.
III. Phương Pháp Phân Tích Hình Tượng Anh Hùng Trong Phim
Năm 2014, Lê Thị Dương viết cuốn Chuyển thể văn học điện ảnh - nghiên cứu liên văn bản để chỉ ra hướng nghiên cứu chuyển thể từ góc độ liên văn bản là một hướng nghiên cứu mới và đầy triển vọng phát triển. Năm 2016, Thạc sĩ Trần Thị Dung cho ra đời luận văn Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (Qua Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận) với mục đích khai thác vấn đề cốt truyện và nhân vật trong quá trình chuyển thể từ văn học sáng điện ảnh, đồng thời ghi nhận dấu ấn của nhà làm phim trong mỗi tác phẩm chuyển thể văn học điện ảnh.
3.1. Nghiên cứu liên văn bản và vai trò của nó trong phân tích
Năm 2017, Đào Lê Na cho ra đời cuốn sách Chân trời của hình ảnh (Từ văn chương đến điện ảnh qua trường hợp Kurosawa Akira) nhằm đưa ra một góc nhìn khác về cải biên học qua đó trả lại vị trí vốn có của phim cải biên, đồng thời cuốn sách còn có những nghiên cứu giá trị về đạo diễn Kurosawa Akira và phim cải biên của ông. Cũng trong năm 2017 tác giả Bùi Trần Quỳnh Ngọc có bài viết “Chuyển thể và liên văn bản – trường hợp tác phẩm Long thành cầm giả ca” nghiên cứu về lí thuyết chuyển thể và lý thuyết liên văn bản trong trường hợp cụ thể là tác phẩm Long thành cầm giả ca từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh.
3.2. Các nghiên cứu về Trương Nghệ Mưu và phim Anh Hùng
Năm 1993, một nhà văn hóa học người Mỹ gốc Đài là Mayfair Yang đã viết bài báo “Of Gender, State Censorship, and Overseas Capital: An Interview with Chinese Director Zhang Yimou” sau cuộc phỏng vấn với Trương Nghệ Mưu. Bài báo nói về các vấn đề tính dục, sự khó khăn khi vượt qua kiểm duyệt và nguồn vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào các bộ phim Cao lương đỏ, Cúc đậu, Đèn lồng đỏ treo cao và Thu Cúc đi kiện.
IV. Phân Tích Chi Tiết Hình Tượng Anh Hùng Trong Anh Hùng
Năm 2001, Frances Gateward đã tổng hợp lại những cuộc phỏng vấn liên quan đến nội dung, nghệ thuật các bộ phim của Trương Nghệ Mưu từ năm 1988 đến năm 1999, để viết thành cuốn: “Zhang Yimou: Interviews”. Hai năm sau đó, nhà biên kịch, nhà văn Lý Nhĩ Uy đã viết cuốn sách “Đối thoại với Trương Nghệ Mưu” để thể hiện một cách khái quát nhất về quan niệm sáng tác, tình yêu, các mối quan hệ gia đình, bạn bè và ngay cả với diễn viên Củng Lợi thông qua các tác phẩm cải biên của Trương Nghệ Mưu như: từ Cao lương đỏ, Cúc Đậu, Đèn lồng đỏ treo cao đến Anh hùng.
4.1. Phân tích hình tượng nhân vật Vô Danh trong phim
Năm 2007, Jenny Kwok Wah - một nữ nghiên cứu về văn học điện ảnh của Mỹ đã viết một nghiên cứu mang tên Hero: China’s response to Hollywood globalization. Đến năm 2011, Giáo sư Gary D. Rawnsley và Ming-Yeh T.Rawnsley đã cho ra mắt cuốn sách Global Chinese Cinema: the culture and politics of Hero, để tìm hiểu về chủ nghĩa anh hùng và cách tiếp nhận chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa trong phim Anh hùng của khán giả Bắc Mỹ nói riêng và điện ảnh thế giới nói chung.
4.2. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đến hình tượng anh hùng
Ở Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về Trương Nghệ Mưu và phim Anh hùng. Vì vậy việc nghiên cứu về Trương Nghệ Mưu và tác phẩm Anh hùng vừa là cơ hội vừa là thách thức đòi hỏi chúng tôi phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành được nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Bộ phim Anh hùng của Trương Nghệ Mưu. - Phạm vi nghiên cứu: Lịch sử văn hóa Trung Quốc và bộ phim Anh hùng trong mối tương quan với các tác phẩm khác của Trương Nghệ Mưu cũng như một số tác phẩm của Thế hệ đạo diễn thứ 5 của Trung Quốc.
V. Kết Luận Giá Trị Nghệ Thuật và Văn Hóa Của Phim
Đây là đề tài chưa từng được nghiên cứu trước đây, luận văn bước đầu tìm hiểu về hình tượng “anh hùng” của Trương Nghệ Mưu thông qua các văn học, lịch sử và điện ảnh để thấy được các độc đáo về phương diện cốt truyện, nhân vật, kết cấu, hình ảnh, âm thanh và hiệu ứng, chỉ ra sự kế thừa và tính sáng tạo mang hơi thở thời đại của phim điện ảnh so với tác phẩm văn học, đồng thời khẳng định những giá trị của từng tác phẩm trong dòng chảy chung của các loại hình nghệ thuật.
5.1. Đóng góp của luận văn cho nghiên cứu điện ảnh
Đồng thời hy vọng, luận văn có thể giúp các nhà biên kịch và đạo diễn có thể dựa vào những phương thức cải biên của Trương Nghệ Mưu để vận dụng vào những tác phẩm của mình. Ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (2 trang), Danh mục Tài liệu tham khảo (51 đề mục), Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cải biên văn học điện ảnh trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc (36 trang): Đưa ra khái niệm cải biên phù hợp với đề tài nghiên cứu đồng thời trình bày một số tác phẩm cải biên tiêu biểu trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc.
5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo về điện ảnh Trương Nghệ Mưu
Hình tượng anh hùng thời Tần Thủy Hoàng trong lịch sử văn học điện ảnh Trung Quốc (31 trang): phân tích hình tượng những anh hùng thời Tần Thủy Hoàng: Kinh Kha và các nhân vật anh hùng hỗ trợ: Phàn Ư Kỳ, Cao Tiệm Ly, Điền Quang. Ứng dụng tư tưởng văn hóa, lịch sử Trung Hoa trong Anh hùng của Trương Nghệ Mưu (29 trang): Nghiên cứu hình tượng Kinh Kha trong bộ phim Anh hùng của Trương Nghệ Mưu từ đó thấy được góc nhìn về khái niệm anh hùng của ông.
VI. Cải Biên Văn Học Điện Ảnh Trong Lịch Sử Điện Ảnh
Tháng 12 năm 1985, anh em Auguste và Louis Lumière đã thực hiện một buổi trình chiếu có bán vé đầu tiên, với một chuỗi gần 10 đoạn phim ngắn mang tên Workers Leaving the Lumière Factory, tại tầng hầm Grand Café Rus des Capucines, Paris. Sự việc này cùng với sự ra đời của của Cinématographe (máy quay) trước đó, đã đánh dấu cho sự xuất hiện của điện ảnh. Đến thế kỉ XX, hàng loạt trào lưu điện ảnh xuất hiện: trường phái điện ảnh ấn tượng Pháp (1918 – 1930), Chủ nghĩa biểu hiện Đức (1919-1926), Montage Xô Viết (1924-1935). giúp cho điện ảnh ngày càng phát triển, thúc đẩy khai sinh ra những kỹ thuật làm phim, những cách thể hiện mới lạ.
6.1. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh trong cải biên
Có thể thấy, văn học là một loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu, với ngôn từ giàu hình ảnh, sống động và chạm đến tâm hồn của người tiếp nhận. Ví như bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử: Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Không đơn thuần là những ký hiệu, bài thơ thông qua sự tiếp nhận của người đọc đã mang đến một bức tranh xuân đầy tươi sáng: Nắng vàng ửng, khói quê, mái tranh vàng, giàn thiên lý…Thậm chí còn có âm thanh tươi vui của làn gió “trêu” “tà áo biếc”.
6.2. Khái niệm cải biên và các yếu tố ảnh hưởng đến nó
Điện ảnh là một môn nghệ thuật của hình ảnh. Hình ảnh thực tế giúp người xem thấy rõ sự việc, có cái nhìn chân thực nhất giúp họ đưa ra những nhận định hay phán xét. Thông thường, những bộ phim sẽ có một hoặc nhiều hình ảnh các tác động mạnh mẽ đến người xem. Cụ thể như cảnh chia ly của Jack và Rose và sự la hét hoảng loạn của hàng trăm người khi tàu chìm trong bộ phim Titanic (1997) của đạo diễn James Cameron. Trong quá trình sáng tác kịch bản, tác giả bị chi phối rất nhiều bởi các nguyên lý trong điện ảnh, ngoài ra họ còn phải giải quyết được các vấn đề về nhân vật, cốt truyện, xung đột, chủ đề.