Nghiên Cứu Tác Động Của Hợp Tác Quốc Tế Đến Phát Triển Kinh Tế Việt Nam

Trường đại học

Đại học Quốc gia Hà Nội

Chuyên ngành

Kinh tế

Người đăng

Ẩn danh

2014

275
0
0

Phí lưu trữ

40.000 VNĐ

Tóm tắt

I. Tổng Quan Về Nghiên Cứu Hợp Tác Quốc Tế và Kinh Tế VN

Hợp tác quốc tế là một khái niệm phổ biến trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. Đây là vấn đề thiết yếu cho viễn cảnh về một thế giới nhất thể, hòa bình và thịnh vượng. Nó đóng vai trò quan trọng trong công tác hoạch định chính sách của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hợp tác quốc tế nói riêng và hội nhập toàn cầu nói chung có sự bất tương xứng, thường mang lại lợi ích cho những nước lớn đã có thế mạnh nhất định. Các nước nhỏ không vì thế mà luôn chịu thiệt thòi. Thực tế cho thấy, nếu biết cách hợp tác, phát huy hiệu quả nội lực hoặc đầu tư đúng mực vào một “lợi thế” nào đó, cán cân vẫn có thể thăng bằng. Việt Nam đã tuyên bố sẽ kinh tế hóa khu vực vịnh Cam Ranh từ năm 2002, ngay sau khi kết thúc hợp đồng với Nga. Vị trí địa lý độc đáo, gần đường hàng hải quốc tế, gần các “điểm nóng” tranh chấp trên biển Đông và có lịch sử tiếp đón, hợp tác với hải quân của nhiều cường quốc hàng đầu thế giới trong lịch sử; Cam Ranh đã nổi danh như một địa điểm bậc nhất cho an ninh quân sự và trở thành chiếc “chìa khóa vàng” cho thúc đẩy hợp tác quốc tế của Việt Nam.

1.1. Tầm Quan Trọng của Hợp Tác Quốc Tế Hiện Nay

Trong bối cảnh thế giới chuyển hướng trung tâm vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các diễn biến trên biển Đông, biển Hoa Đông ngày một phức tạp. Việc chạy đua trên biển đang định hình một cuộc cạnh tranh ngầm giữa các cường quốc để được hiện diện tại Cam Ranh. Làm chủ Cam Ranh và là quốc gia có tranh chấp trực tiếp tại biển Đông, câu hỏi đặt ra là Việt Nam đã tận dụng được lợi thế của vùng vịnh trọng điểm này hay chưa? Việt Nam sẽ chọn lựa những đối tác nào và làm thế nào để cân bằng quyền lực tại đây nhằm duy trì an ninh, ổn định cho quốc gia và khu vực nhưng vẫn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước? Đây chính là những câu hỏi kích thích tính nghiên cứu tìm hiểu và là lý do để tác giả chọn lựa đề tài “Vai trò của vịnh Cam Ranh trong hợp tác quốc tế của Việt Nam”.

1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu Về Hợp Tác Quốc Tế tại Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài trước hết là nhằm đóng góp cho sự phát triển Cam Ranh nói riêng, toàn Việt Nam nói chung; kế đến, với tham vọng xa hơn, đề tài mong muốn trở thành nguồn tham khảo hữu ích cho công tác hoạch định chính sách về Cam Ranh cũng như mong muốn đây sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho sinh viên ngành Quan hệ quốc tế và những ai quan tâm đến Cam Ranh trong nghiên cứu. Về mục tiêu cụ thể, đề tài nhằm thực hiện những mục tiêu sau đây: Phác thảo đầy đủ hơn về vai trò và những lợi thế địa chiến lược của Cam Ranh trong cả lĩnh vực an ninh - chính trị và kinh tế. Phân tích những chính sách đối với Cam Ranh của Việt Nam nhằm đánh giá thành quả và hạn chế cần khắc phục. Đưa ra những khuyến nghị để việc thúc đẩy hợp tác quốc tế tại Cam Ranh được hiệu quả dựa trên việc nhận xét, đánh giá tầm quan trọng địa chiến lược của Cam Ranh và vai trò của nó trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác.

II. Thách Thức và Cơ Hội Hợp Tác Quốc Tế Kinh Tế Việt Nam

Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn vô cùng lớn. Việt Nam từ trước nay vẫn được biết đến như một quốc gia độc lập, vững vàng trên trường quốc tế là nhờ một phần vào chính sách “cân bằng nước lớn” của mình. Cục diện thế giới hiện nay có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm kiến tạo một hệ thống quốc tế mới, các cường quốc vì vấn đề lợi ích đã có nhiều xung đột khó giải quyết; trong khi đó, để đảm bảo việc phát triển và an ninh bền vững, Việt Nam vẫn rất cần hợp tác với tất cả các đại cường. Vịnh Cam Ranh là địa điểm thu hút sự quan tâm của rất nhiều các nước lớn đang có xung đột, việc nghiên cứu chính sách của Việt Nam tại đây sẽ đóng góp thêm cho chính sách “cân bằng nước lớn” thời hiện đại, cũng như cho chiến lược “đa dạng hóa, đa phương hóa” trong quan hệ quốc tế nói chung. Chính vì vậy, việc nghiên cứu Cam Ranh và vai trò của nó trong hợp tác quốc tế của Việt Nam có tính khoa học.

2.1. Vấn Đề Cân Bằng Lợi Ích Trong Hợp Tác Quốc Tế

Xoay quanh vấn đề hợp tác quốc tế giữa một nước lớn và một nước nhỏ, yêu cầu đặt ra là làm sao để Việt Nam có thể hợp tác với các đại cường trong sự công bằng? Và trong tranh chấp trên biển Đông, liệu Việt Nam có thể hóa giải được thế đối đầu không cân sức hay không? Việc phân tích các đặc điểm địa chiến lược của vịnh Cam Ranh và các chủ trương của Việt Nam tại đây sẽ góp phần giải đáp những câu hỏi này. Do đó, đề tài này mang tính thực tiễn, có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho bài toán về hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam.

2.2. Lịch Sử Nghiên Cứu Về Hợp Tác Quốc Tế tại Cam Ranh

Do đặc thù của vịnh Cam Ranh và yếu tố quân sự của nó trong quá khứ, các nghiên cứu chính thống thể hiện tầm quan trọng của khu vực này còn khá giới hạn. Riêng về vai trò quân sự của Cam Ranh, nhiều công trình nước ngoài đã được thực hiện. Điển hình là bài nghiên cứu “Cam Ranh Bay: Past Imperfect, Future Conditional” nằm trong tạp chí Contemporary Southeast Asia, Vol.3 của hai học giả nổi tiếng Ian Storey and Carlyle A. Thayer. Bài viết đã tổng hợp khá chi tiết về lịch sử hiện diện của các cường quốc tại Cam Ranh trong quá khứ, nhất là giai đoạn căn cứ này được thuê bởi Liên bang Xô Viết, sau đó là Nga. Bên cạnh đó, còn đưa ra những dẫn chứng về sự quan tâm đặc biệt đối với Cam Ranh của các cường quốc ở thời điểm hiện tại và viễn cảnh hợp tác với Việt Nam tại khu vực trọng điểm này.

III. Giải Pháp Thúc Đẩy Hợp Tác Quốc Tế Phát Triển Kinh Tế

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu vịnh Cam Ranh và mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc Nga, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... tại hoặc liên quan đến vịnh này trong giai đoạn từ 1979 đến nay. Sở dĩ đặt Cam Ranh trong mối liên hệ với các cường quốc và chọn các quốc gia này làm đối tượng nghiên cứu bởi vì quá trình hợp tác quốc tế của Việt Nam tại Cam Ranh tính tới nay, hầu như chỉ xoay quanh các nước lớn này. Trên thực tế, chính các quốc gia đó đã bị thu hút bởi yếu tố địa chiến lược của Cam Ranh và chủ động tìm cách tiếp cận nó suốt chiều dài lịch sử. Phạm vi nghiên cứu được lấy từ mốc năm 1979, đó là thời điểm Nga bước chân vào Cam Ranh như một hình thức của hợp tác quốc tế Việt – Nga.

3.1. Phương Pháp Nghiên Cứu Hợp Tác Quốc Tế

Đề tài được hình thành trên nền tảng một giả thuyết khoa học (Hypothesis) rằng, với vị trí chiến lược của mình, vịnh Cam Ranh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế về an ninh và kinh tế của Việt Nam, với một giả định (Assumption) là, nó hoàn toàn được thương mại hóa theo đúng những chủ trương mà Việt Nam đã công bố. Về phương pháp luận, đề tài được nghiên cứu trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do. Quan điểm của chủ nghĩa hiện thực sẽ được sử dụng nhằm giải thích các chính sách hợp tác quốc tế về an ninh chính trị của Việt Nam theo hướng cân bằng quyền lực cũng như các giải pháp nhằm gia tăng vai trò của Cam Ranh.

3.2. Cấu Trúc Luận Văn Về Hợp Tác Quốc Tế

Đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về Vịnh Cam Ranh: Chương này sẽ trình bày các đặc điểm thể hiện vai trò địa an ninh và địa kinh tế của vịnh Cam Ranh. Đồng thời giới thiệu chi tiết về giai đoạn hợp tác quốc tế tại Cam Ranh của Việt Nam từ năm 1979 đến 2002. Chương 2: Chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế của Việt Nam ở vịnh Cam Ranh từ 2002 đến nay: Đây là chương giới thiệu các chính sách về an ninh cũng như kinh tế của Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế tại vịnh Cam Ranh và quá trình Việt Nam thực hiện các chính sách này từ năm 2002 đến nay. Chương 3: Đánh giá và khuyến nghị: Chương này sẽ tổng hợp các kết quả đạt được từ chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế tại Cam Ranh của Việt Nam, đánh giá những thuận lợi và khó khăn cho tương lai phát triển của Cam Ranh và đề xuất những khuyến nghị.

IV. Phân Tích Tác Động Hợp Tác Quốc Tế Đến Kinh Tế Việt Nam

Vịnh Cam Ranh ngày nay phần lớn nằm ở thành phố Cam Ranh và một phần huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Trong lịch sử, vùng đất Cam Ranh và Cam Lâm có nhiều biến động về mặt hành chính, với những lần sáp nhập, chia tách, đổi tên diễn ra liên tục. Cho tới năm 2007, theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ, thị xã Cam Ranh và huyện Cam Lâm mới được điều chỉnh địa giới như bây giờ. Ngày 30/6/2009 Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 717/QĐ-BXD công nhận thị xã Cam Ranh là đô thị loại III, trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Từ đó đến nay, thành phố Cam Ranh với vịnh Cam Ranh có địa chiến lược an ninh và địa chiến lược kinh tế đặc biệt, đã được xác định là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của Khánh Hòa; là đô thị công nghiệp, dịch vụ - du lịch, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực trực tiếp thúc đẩy phát triển phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, Bắc Ninh Thuận và Lâm Đồng.

4.1. Vị Trí Địa Lý và Tầm Quan Trọng Địa Chính Trị

Vịnh Cam Ranh trong quá khứ mang tầm vóc và ý nghĩa quân sự vô cùng lớn. Nơi đây từng tiếp đón một trong những hạm đội lớn nhất thế giới là hạm đội Thái Bình Dương của Nga; có sự hiện diện của Nhật Bản thời thế chiến II và Pháp suốt thời kỳ mở rộng thuộc địa tại Đông Nam Á. Đặc biệt, khu vực này còn là căn cứ của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và sau đó trở thành cơ sở ở nước ngoài lớn nhất của Liên Xô thời kỳ chiến tranh Lạnh. Chính vị trí đắc địa về an ninh - quân sự nơi đây và việc đề cao vũ lực trong quan hệ quốc tế trước năm 1991 đã biến vịnh Cam Ranh thành một khu vực “thuần quân sự”.

4.2. Vai Trò Kinh Tế Của Vịnh Cam Ranh Trong Hợp Tác

Tuy nhiên, trên thực tế, ngay từ những năm 1980, cùng với quá trình toàn cầu hóa, an ninh quốc gia đã được hiểu là sự đan xen tương tác của cả ba yếu tố kinh tế, chính trị, quân sự; trong đó kinh tế dần nổi lên như một phương cách bảo đảm an ninh bền vững của quốc gia, thậm chí chi phối cả các yếu tố chính trị, quân sự của quốc gia. Chính vì vậy, an ninh kinh tế cũng góp phần bảo đảm an ninh chính trị - quân sự và ngược lại. Khi kinh tế chứng tỏ được tầm quan trọng của mình, cũng là lúc người ta nhận ra rằng, “chiếc áo quân sự” không vừa cho vịnh Cam Ranh, nó thực sự không bao quát hết được ưu thế nổi trội của nơi này. Trên thực tế, Cam Ranh rất có tiềm năng cho phát triển kinh tế, và món quà này người Việt Nam đã “bỏ quên” trong nhiều thập kỷ, còn thế giới thì vô tình chỉ thấy một mà không thấy hai.

V. Ảnh Hưởng Của Hợp Tác Quốc Tế Đến An Ninh Chính Trị VN

Cam Ranh nằm ở vị trí địa đầu phía nam của tỉnh Khánh Hòa, có tọa độ địa lý từ 11048’ đến 12010’ độ vĩ bắc và 108040’ đến 109017’ độ kinh đông; nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km về phía Bắc, cách TP. Phía bắc giáp huyện Cam Lâm, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp huyện Khánh Sơn, Cam Lâm và tỉnh Ninh Thuận, phía Đông giáp biển Đông. So với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Khánh Hòa, Cam Ranh có diện tích đứng thứ 8, dân số đứng thứ 5 và mật độ dân số đứng thứ ba. Vịnh Cam Ranh có hầu hết diện tích nằm tại thành phố Cam Ranh, chỉ một phần nhỏ ở phía bắc thuộc địa phận huyện Cam Lâm. Cam Ranh được đánh giá là một trong ba cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới do có đủ các yếu tố cơ bản là chiều rộng, độ sâu và được che chắn tốt, lại nằm trong vùng ít bão.

5.1. Đặc Điểm Địa Lý và Vị Trí Địa Chiến Lược

Về đặc điểm địa lý, vịnh được tạo nên do một nhánh của dãy núi Hoàng Ngưu chạy từ mũi Cù Hin theo hướng Bắc - Nam vào đến mũi Điện dài trên 30km, nhấp nhô đồi núi cát trắng; tạo thành một bán đảo, thường gọi là bán đảo Cam Ranh. Lại một nhánh của dãy núi Chúa (1.040m) từ phía Nam chạy theo hướng Nam - Bắc tới mũi Chà Dà tạo thành một bán đảo (thường gọi là bán đảo Mũi Hời), tạo nên cửa trong của vịnh, rộng khoảng 1km. Đảo Bình Ba, gồm hai ngọn núi nối liền nhau là hòn Gò và hòn Dữ (cao từ 100 - 200m), nằm án ngữ giữa biển, phía Nam bán đảo Cam Ranh, tạo thành cửa ngoài của vịnh gồm hai cửa là cửa lớn ở phía Nam rộng khoảng 3,5km và cửa nhỏ ở phía Bắc rộng khoảng 250m. Có bán đảo Cam Ranh phủ kín cả phía đông và phía tây, phía nam là đất liền, thông với biển Đông gần như bằng một cửa duy nhất mà rộng lớn, vịnh Cam Ranh gần như là khép kín.

5.2. Tiềm Năng Phát Triển Kinh Tế Biển

Địa hình có thể hình dung như có hai cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai trên mặt nước. Vịnh là một cảng nước sâu có thể nói là đẹp nhất ở Đông Nam Á và là một trong ba hải cảng nước sâu tự nhiên tốt nhất thế giới từ hơn 100 năm qua cùng với San Francisco của Mỹ và Rio de Janeiro của Brazil. Nhiều tàu chiến, tàu ngầm và tàu có trọng tải 100. Về diện tích, vịnh có chiều ngang khoảng 60km, chiều dài khoảng 20km; lòng vịnh sâu từ 12-25m, nơi sâu nhất ở Mũi Hời là 30m; diện tích mặt nước cho tàu đậu rộng khoảng 100km2, có sức chứa hàng trăm tàu cùng một lúc. Đặc biệt, vịnh có thể

05/06/2025
Luận văn thạc sĩ vai trò của vịnh cam ranh trong hợp tác quốc tế của việt nam
Bạn đang xem trước tài liệu : Luận văn thạc sĩ vai trò của vịnh cam ranh trong hợp tác quốc tế của việt nam

Để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút

Tải xuống

Tài liệu "Nghiên Cứu Tác Động Của Hợp Tác Quốc Tế Đến Phát Triển Kinh Tế Việt Nam" cung cấp cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ giữa hợp tác quốc tế và sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tác giả phân tích các yếu tố chính như đầu tư nước ngoài, thương mại quốc tế và các chính sách hợp tác đa phương, từ đó chỉ ra những lợi ích mà Việt Nam có thể thu được từ việc tham gia vào các hiệp định và tổ chức quốc tế. Đặc biệt, tài liệu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút thêm nguồn lực từ bên ngoài.

Để mở rộng kiến thức của bạn về các khía cạnh liên quan, bạn có thể tham khảo thêm tài liệu Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà nội, nơi đề cập đến các giải pháp cụ thể nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, tài liệu Luận án phát triển quan hệ thương mại việt nam với các nước đông á đến năm 2030 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược thương mại của Việt Nam trong bối cảnh khu vực. Cuối cùng, tài liệu Luận văn tốt nghiệp giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội cung cấp cái nhìn sâu sắc về các biện pháp cụ thể để cải thiện khả năng thu hút vốn đầu tư. Những tài liệu này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về tác động của hợp tác quốc tế đến phát triển kinh tế Việt Nam.