Chính Sách Của Mỹ Đối Với Iran Từ Năm 1979 Đến Năm 2016

Trường đại học

Học viện Khoa học xã hội

Chuyên ngành

Lịch sử thế giới

Người đăng

Ẩn danh

Thể loại

luận án tiến sĩ

2021

221
0
0

Phí lưu trữ

40.000 VNĐ

Tóm tắt

I. Tổng Quan Chính Sách Mỹ Đối Với Iran 1979 2016

Sau cuộc cách mạng năm 1979, Iran đã trải qua những thay đổi lớn về thể chế chính trị và đường lối ngoại giao, trở thành tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực Trung Đông. Các nhà cầm quyền Mỹ lo ngại về chương trình hạt nhân gây tranh cãi và đường lối ngoại giao độc lập của Iran, với chủ trương "xuất khẩu cách mạng" tiềm ẩn nhiều thách thức, đe dọa đến lợi ích của Mỹ. Do đó, chính sách của Mỹ đối với Iran đã có sự thay đổi mang tính bước ngoặt, từ đồng minh chuyển sang đối đầu. Vấn đề giữa Mỹ và Iran đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu lịch sử và chính trị trên toàn thế giới. Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran sau năm 1979 có ý nghĩa lớn cả về lí luận và thực tiễn.

1.1. Tầm Quan Trọng Nghiên Cứu Quan Hệ Mỹ Iran

Nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Iran có tác động mạnh mẽ không chỉ đến Iran mà còn đến tình hình khu vực Trung Đông và trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mỗi sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Iran có thể dẫn đến những căng thẳng chính trị ở khu vực Trung Đông nói riêng và trên thế giới nói chung, đồng thời tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là thị trường dầu mỏ. Do đó, việc hiểu đúng về chính sách của Mỹ đối với Iran là đặc biệt cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế - chính trị toàn cầu.

1.2. Hợp Tác Việt Nam Với Mỹ và Iran Cơ Hội và Thách Thức

Mỹ và Iran đều là những quốc gia có mối quan hệ hợp tác đối với Việt Nam. Sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, Mỹ và Việt Nam đã và đang xây dựng được quan hệ hợp tác toàn diện, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, đóng góp tích cực đối với sự phát triển của Việt Nam. Trong khi đó, Iran cũng là một đối tác tin cậy đối với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Do vậy, việc nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Iran sau năm 1979 sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết đúng đắn về chính sách cũng như mối quan hệ giữa hai quốc gia này, từ đó tránh được thế mắc kẹt trong mối quan hệ này đồng thời tận dụng được những cơ hội từ quá trình cạnh tranh và hợp tác giữa Mỹ và Iran.

1.3. Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam Từ Quan Hệ Cường Quốc

Nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Iran từ sau năm 1979 - 2016 sẽ góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa siêu cường với một quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Sự đấu tranh, hợp tác trong mối quan hệ đó là bài học đặc biệt quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nhằm lựa chọn chính sách phù hợp trong mối quan hệ với các cường quốc trên thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu một cách hệ thống và toàn diện về vấn đề này. Do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016” là đề tài luận án của mình.

II. Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Chính Sách Mỹ Với Iran

Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016 dưới cách tiếp cận của ngành lịch sử thế giới. Trên cơ sở phân tích, lý giải nội dung chính sách và quá trình triển khai, luận án sẽ làm rõ hơn về những thay đổi của chính sách qua các đời Tổng thống Mỹ cũng như tác động của chính sách này đối với mỗi nước và các bên liên quan. Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm nêu và phân tích những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định chính sách của Mỹ đối với Iran từ 1979 đến năm 2016.

2.1. Yếu Tố Iran Vị Trí Địa Chính Trị và Tình Hình Sau 1979

Phân tích nội dung chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến 2016 cũng như những thay đổi trong chính sách ấy so với các giai đoạn khác. Phân tích và đưa ra những số liệu cụ thể để làm rõ quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016. Đánh giá tác động của những chính sách trên đối với cả Iran và Mỹ. Từ đó nhận xét những thách thức đặt ra đối với nước Mỹ trong việc duy trì ảnh hưởng và lợi ích ở một khu vực chiến lược và trọng yếu như Trung Đông.

2.2. Yếu Tố Mỹ Lợi Ích Quốc Gia và Ảnh Hưởng Nhóm Lợi Ích

Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016. Phạm vi thời gian nghiên cứu được lựa chọn trong luận án là từ năm 1979 đến năm 2016. Lý do cho việc lựa chọn mốc mở đầu và mốc kết thúc này là: Với mốc mở đầu, cuộc Cách mạng Hồi giáo (1979) bùng nổ và thắng lợi đã đưa Iran bước sang một giai đoạn phát triển mới dưới sự lãnh đạo của Khomeini, đồng thời nó cũng chấm dứt sự phụ thuộc vào chính quyền Washington dưới thời Mohammad Reza Shah. Iran từ vị thế là đồng minh thân cận nhất của Mỹ trở thành một trong những đối địch của Mỹ ở khu vực Trung Đông.

2.3. Yếu Tố Quốc Tế Bối Cảnh Khu Vực và Ảnh Hưởng Cường Quốc

Với mốc kết thúc, năm 2016, Tổng thống Obama phê chuẩn sắc lệnh bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Iran, đưa quan hệ Mỹ - Iran đứng trước ngưỡng cửa mới. Xuất phát những lý do vừa nêu, tôi chọn năm 2016 làm mốc kết thúc cho giai đoạn nghiên cứu của mình. Trong thực tiễn triển khai chính sách của Mỹ đối với Iran (1979 - 2016), nghiên cứu sinh chia ra làm hai giai đoạn: 1979 - 1991, và 1991 - 2016. Nghiên cứu sinh lựa chọn năm 1991 làm mốc phân chia bởi lẽ năm 1991 là năm bước ngoặt trong lịch sử thế giới với sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

III. Nội Dung Chính Sách Mỹ Đối Với Iran 1979 2016

Trật tự thế giới và quan hệ quốc tế cũng thay đổi mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc trong đó của Mỹ và Iran. Những thay đổi to lớn trong bối cảnh quốc tế đã dẫn đến sự điều chỉnh trong mục tiêu, các vấn đề ưu tiên cũng như thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ với Iran trước và sau năm 1991. Luận án chủ yếu phân tích các sự kiện diễn ra ở Mỹ, Iran và các sự kiện ở khu vực Trung Đông có liên quan đến chính sách của Mỹ đối với Iran.

3.1. Mục Tiêu Chính Sách Mỹ Đối Với Iran Phân Tích Chi Tiết

Luận án là một đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành lịch sử thế giới, được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận Marxist. Trong quá trình nghiên cứu và khai thác tài liệu tham khảo, luận án quán triệt quan điểm của Chủ nghĩa Marx - Lenin về chính sách đối ngoại giữa các quốc gia, sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu nhằm đảm bảo tính logic và khoa học. Ngoài ra, những nội dung được trình bày trong luận án bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đánh giá về chính sách của các nước lớn, coi đây là định hướng quan trọng trong nghiên cứu.

3.2. Các Giai Đoạn Triển Khai Chính Sách Mỹ Đối Với Iran

Để giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu, luận án chủ yếu dựa vào cách tiếp cận toàn diện có trọng tâm. Khi nghiên cứu chính sách của Mỹ với Iran từ sau năm 1979, bên cạnh việc tìm hiểu toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế - chính trị ngoại giao - quân sự, luận án sẽ xoáy sâu vào những vấn đề mang tính cốt lõi như: cuộc khủng hoảng con tin, tham vọng xuất khẩu cách mạng của Iran, chiến tranh Iran - Iraq (1980 - 1988), cuộc khủng hoảng hạt nhân, cấm vận Iran… để chỉ ra và nắm bắt được những nội dung quan trọng nhất cấu thành nên chính sách của Mỹ đối với Iran.

3.3. Tiếp Cận Khu Vực Trong Chính Sách Mỹ Đối Với Iran

Luận án còn dựa trên cách tiếp cận khu vực. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, những vấn đề chính trị của quốc gia gắn chặt với nền chính trị toàn cầu, đặc biệt là trong trường hợp của Mỹ và Iran. Iran nằm ở Trung Đông – một khu vực mà Mỹ có những lợi ích quan trọng và lâu dài. Do đó khi nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran, cần đặt nó trong chính sách chung của Mỹ đối với toàn bộ khu vực Trung Đông.

IV. Đánh Giá Hiệu Quả Chính Sách Mỹ Đối Với Iran 1979 2016

Để hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó chủ đạo là phương pháp lịch sử. Với phương pháp lịch sử, tác giả sử dụng nhiều sự kiện, phát biểu, nhận xét của các chính trị gia, nhân vật tiêu biểu trong thời kì từ năm 1979 đến năm 2016. Từ đó, làm rõ chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Iran sau khi cách mạng Iran nổ ra (1979). Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp logic nhằm làm rõ những biến đổi, vận động cũng như những đặc trưng riêng biệt trong chính sách đối ngoại của Mỹ với Iran từ sau năm 1979 đến năm 2016.

4.1. Tác Động Chính Sách Mỹ Đối Với Iran Kinh Tế và Chính Trị

Để luận án mang tính khoa học, chặt chẽ và thuyết phục, tác giả còn sử dụng các phương pháp liên ngành như: phân tích, so sánh, tổng hợp, đối chiếu thông qua các biểu đồ, số liệu, tranh ảnh… Trong luận án, nghiên cứu sinh sử dụng nhiều nguồn tư liệu gốc. Đa phần, các số liệu trong bài được trích từ các công bố của các cơ quan trong hệ thống chính trị liên bang Mỹ như: Bộ Ngoại Giao Mỹ, Quốc hội Mỹ, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ và các tổ chức quốc tế uy tín như: Liên Hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử thế giới (IAEA)…

4.2. Ảnh Hưởng Chính Sách Mỹ Đối Với Trung Đông và Thế Giới

Bên cạnh nguồn tư liệu quan trọng này, nghiên cứu sinh còn sử dụng các cuốn sách chuyên khảo, tham khảo của các nhà xuất bản lớn trên thế giới (Routledge, Springer, Oxford University Press, Cambridge University Press…) và các tài liệu nghiên cứu của các viện nghiên cứu hàng đầu thế giới như: Viện nghiên cứu Brookings (Brookings Institute), Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS), RAND corporation… Để những nghiên cứu trong luận án mang tính cập nhật, nghiên cứu sinh còn sử dụng thông tin từ trang web chính thức của Bộ ngoại giao Việt Nam, của Mỹ… và một số các tờ báo tin tức uy tín của nước ngoài như Thời báo New York, Bưu điện Washington, hãng tin CNN, hãng tin Reuters…

4.3. Thách Thức Đặt Ra Cho Chính Sách Mỹ Sau Năm 2016

Luận án là công trình nghiên cứu nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên ở Việt Nam đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Iran giai đoạn từ năm 1979 đến năm 2016. Trước đó, chưa có công trình, cuốn sách nào nghiên cứu về vấn đề này một cách có hệ thống. Những kết quả nghiên cứu trong luận án sẽ góp phần lấp vào những khoảng trống tri thức ở Việt Nam hiện nay trong nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Iran nói riêng và đối với toàn bộ khu vực Trung Đông nói chung. Luận án sử dụng nguồn tư liệu tham khảo có độ tin cậy và cập nhật cao. Do đó, luận án sẽ góp phần cung cấp thông tin, tư liệu cho các nhà nghiên cứu, các giảng viên, các đọc giả có nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu về chính sách của Mỹ đối với Iran cũng như các vấn đề có liên quan.

V. Tương Lai Quan Hệ Mỹ Iran Các Lựa Chọn Chính Sách

Về ý nghĩa khoa học, luận án “Chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016” là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về chính sách của Mỹ đối với Iran trong vòng gần 40 năm (1979 - 2016), làm rõ sự tiếp nối và sự thay đổi của chính sách từ góc nhìn của một nhà nghiên cứu Việt Nam. Thêm vào đó, nghiên cứu về Mỹ và chính sách đối ngoại của siêu cường này luôn là một vấn đề quan trọng đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016 sẽ góp phần làm sáng tỏ chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông nói riêng và chiến lược toàn cầu của Mỹ trong 40 năm qua. Điều này là rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh quan hệ với Mỹ và hội nhập quốc tế.

5.1. Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam Từ Chính Sách Mỹ

Về ý nghĩa thực tiễn, vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran là một bài học thực tiễn có tính tham khảo tốt, góp phần phục vụ cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các diễn biến chính trị trên thế giới sẽ không chỉ tác động đến các quốc gia liên quan trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, khu vực khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc hiểu đúng bản chất về chính sách và mối quan hệ giữa các nước lớn rất cần thiết đối với Việt Nam, giúp Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội và tránh được những thách thức từ quá trình cạnh tranh, hợp tác giữa các nước lớn.

5.2. Vai Trò Của Các Tổ Chức Quốc Tế Trong Quan Hệ Mỹ Iran

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được chia làm 4 chương, bao gồm: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Các yếu tố tác động đến chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016. Nội dung và quá trình triển khai chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016. Nhận xét về việc triển khai chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016.

05/06/2025
Chính sách của mỹ đối với iran từ năm 1979 đến năm 2016
Bạn đang xem trước tài liệu : Chính sách của mỹ đối với iran từ năm 1979 đến năm 2016

Để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút

Tải xuống

Tài liệu "Chính Sách Của Mỹ Đối Với Iran (1979-2016): Phân Tích và Đánh Giá" cung cấp một cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ phức tạp giữa Mỹ và Iran trong suốt gần bốn thập kỷ. Tài liệu phân tích các chính sách đối ngoại của Mỹ, từ những quyết định quan trọng đến những tác động của chúng đối với tình hình chính trị và an ninh khu vực. Độc giả sẽ tìm thấy những thông tin quý giá về cách mà các sự kiện lịch sử đã định hình chính sách của Mỹ đối với Iran, cũng như những bài học có thể rút ra cho các mối quan hệ quốc tế hiện tại.

Để mở rộng thêm kiến thức về các chính sách đối ngoại của Mỹ trong các bối cảnh khác, bạn có thể tham khảo tài liệu Chính sách của Mỹ đối với Venezuela dưới thời Trump (2017-2020), nơi phân tích cách mà Mỹ đã điều chỉnh chiến lược của mình đối với một quốc gia khác trong khu vực. Ngoài ra, tài liệu Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ với Al-Qaeda (2001-2011) cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thách thức an ninh mà Mỹ đã phải đối mặt và cách thức ứng phó của họ. Cuối cùng, tài liệu Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về cách mà Mỹ đã thay đổi chiến lược của mình trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi. Những tài liệu này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về chính sách đối ngoại của Mỹ và các tác động của nó đến các quốc gia khác.