Nghiên Cứu Về Lãnh Đạo Giáo Dục Tại Hà Tĩnh Giai Đoạn 1991-2010

2013

140
0
0

Phí lưu trữ

30.000 VNĐ

Tóm tắt

I. Tổng Quan Nghiên Cứu Lãnh Đạo Giáo Dục Hà Tĩnh 1991 2010

Giáo dục và đào tạo là bộ phận hữu cơ của sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Đảng xác định nhiều chủ trương, biện pháp giáo dục kịp thời, sáng suốt, đào tạo và bồi dưỡng con người thích hợp với hoàn cảnh đất nước tùy từng giai đoạn, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người kêu gọi toàn dân diệt giặc dốt. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của giáo dục, Đảng và Nhà nước đã đặt lên vị trí “Quốc sách hàng đầu”. Đầu tư phát triển giáo dục luôn được Đảng ta coi trọng vì sự nghiệp đó quan hệ đến hưng vong của từng quốc gia. Giáo dục không thể tách rời với đời sống văn hóa xã hội, là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi phải có những con người lao động mới với bản lĩnh, năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm thích ứng với thực tiễn của xã hội luôn luôn phát triển. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 điều 35 2 ghi rõ “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.

1.1. Bối Cảnh Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng Giáo Dục Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, là một vùng đất có truyền thống hiếu học và khoa bảng. Tuy nhiên, hiện nay so với cả nước thì Hà Tĩnh vẫn là một tỉnh nghèo, đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Hà Tĩnh với nhịp độ chưa cao và còn khoảng cách so với một số địa phương khác. Chính điều kiện này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách phát triển giáo dục và đào tạo. Do đó để phát huy truyền thống cao đẹp của nhân dân và nhằm đưa Hà Tĩnh thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, tụt hậu so với các tỉnh khác về kinh tế xã hội thì phát triển giáo dục - đào tạo là một nhiệm vụ nặng nề.

1.2. Vai Trò Lãnh Đạo Của Đảng Bộ Hà Tĩnh Giai Đoạn 1991 2010

Kể từ khi tái lập tỉnh, Hà Tĩnh được tách ra từ Nghệ Tĩnh năm 1991 cho đến năm 2010, Đảng bộ Hà Tĩnh và nghành giáo dục và đào tạo đã nhận thức đúng đắn vai trò và vị trí của giáo dục, đào tạo đối với sự phát triển về kinh tế, xã hội của tỉnh. Đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay, Hà Tĩnh cần có những giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế xã hội trong đó có đổi mới và phát triển giáo dục đào tạo là một trong những giải pháp nhằm đào tạo nguồn lực con người, đội ngũ tri thức đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.

1.3. Mục Tiêu Phát Triển Giáo Dục Hà Tĩnh Đến Năm 2020

Xuất phát từ những vấn đề trên và việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 đến 2020, Đảng bộ Hà Tĩnh phấn đấu đưa tỉnh nhà trở thành một tỉnh công - nông nghiệp phát triển. Để đạt được mục tiêu đó giáo dục và đào tạo sẽ đảm nhiệm một vai trò hết sức quan trọng và then chốt tạo nên sức phát triển. Từ yêu cầu đó, cần phải tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn từ khi tái lập lập tỉnh Hà Tĩnh cho đến hiện nay; tổng kết đúc rút kinh nghiệm, nêu lên một số giải pháp cho phát triển giáo dục – đào tạo của Hà Tĩnh trong thời gian tới.

II. Lịch Sử Nghiên Cứu Về Giáo Dục Hà Tĩnh Giai Đoạn 1991 2010

Xuất phát từ vị trí và vai trò của giáo dục – đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua đã có nhiều công trình viết về giáo dục - đào tạo được công bố. Hà Tĩnh nói chung và giáo dục – đào tạo của tỉnh nói riêng luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu, các nhà giáo, các cấp lãnh đạo tỉnh tìm hiểu và công bố. Đặng Duy Báu chủ biên cùng nhiều tác giả với “Lịch sử Hà Tĩnh” Tập I (2000), Tập II (2001). Công trình trình bày lịch sử vùng đất Hà Tĩnh từ thời tiền sử, sơ sử đến kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh với công trình “Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh” Tập I (1993), Tập II (1999), Tập III (2011), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Công trình tái hiện chặng đường cách mạng hơn 80 năm của Hà Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.

2.1. Các Công Trình Nghiên Cứu Về Lịch Sử Hà Tĩnh

Tác giả Nguyễn Thành Bang năm 2002 với “Hà Tĩnh hướng tới năm 2010”. Công trình đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng tình hình, tiềm năng nội lực nêu lên những cơ sở khoa học đề xuất giải pháp, chính sách kinh tế xã hội của Hà Tĩnh đến năm 2010. Sở văn hóa văn hóa thông tin (2007) cho xuất bản Hà Tĩnh Văn hiến xưa và nay. Tác phẩm đã tập hợp nhiều bài viết khái quát truyền thống văn hóa lịch sử con người vùng đất Hà Tĩnh qua các thời kỳ lịch sử . Năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở văn hóa thông tin biên soạn công trình “Hà Tĩnh tiềm năng và cơ hội đầu tư”. Công trình này đã trình bày nhiều vấn đề về Địa-văn hóa, tiềm năng tự nhiên, xã hội và cơ sở hạ tầng Hà Tĩnh.

2.2. Nghiên Cứu Về Giáo Dục Hà Tĩnh Tổng Quan và Đánh Giá

Đối với lĩnh vực giáo dục Hà Tĩnh là một trong những nội dung quan trọng có nhiều công văn chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo tổng kết hằng năm của sở giáo dục và đào tạo, những kế hoạch, quy định phát triển giáo dục - đào tạo là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu và lãnh đạo quan tâm. “Giáo dục Hà Tĩnh một thế kỷ xây dựng và phát triển” của Hà Quảng, Bùi Thân, Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh in tại xí nghiệp in Hà Tĩnh , năm 2001 khái quát chặng đường 100 năm (từ 1900-2000) xây dựng và phát triển của giáo dục Hà Tĩnh.

2.3. Các Nghị Quyết và Chỉ Thị Về Giáo Dục Hà Tĩnh

Năm 1992, Tỉnh Ủy Hà Tĩnh đã thông qua “Chỉ thị về một số vấn đề trước mắt trong công tác giáo dục Hà Tĩnh”. Năm 1997, Tỉnh Ủy Hà Tĩnh thông qua nghị quyết số 05 NQ/TU về tăng cường lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo đến năm 2000. Năm 2000, Tỉnh Ủy Hà Tĩnh thông qua chỉ thị số 23-CT/TU về việc phát huy sức mạnh toàn dân xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Năm 2001, Ban thường vụ Tỉnh Ủy thông qua “Nghị quyết về công tác xã hội hóa giáo dục, phổ cập Trung học cơ sở và triển khai đề án thành lập trường Đại học Hà Tĩnh thời kỳ 2001-2005”.

III. Đối Tượng Phạm Vi Nghiên Cứu Lãnh Đạo Giáo Dục Hà Tĩnh

Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Hà Tỉnh về công tác giáo dục - đào tạo giai đoạn 1991-2010. Quá trình phát triển các ngành học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trọng tâm là sự phát triển về quy mô và mạng lưới trường lớp ở các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm nâng cao dân trí đào tạo nguồn nhân lực dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Không gian nghiên cứu là địa bàn hành chính tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, được tái lập năm 1991, bao gồm thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng lĩnh và 9 huyện: Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Sơn, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà.

3.1. Phạm Vi Thời Gian Nghiên Cứu Giai Đoạn 1991 2010

Thời gian nghiên cứu từ 1991 đến 2010 tức là 20 năm kể từ khi Hà Tĩnh được tái lập.Tuy nhiên ở đề tài này tác giả có khái quát tình hình giáo dục - đào tạo Hà Tĩnh từ khi nước nhà giành được độc lập 1945 đến 1991 để có cái nhìn toàn diện hơn về giáo dục Hà Tĩnh từ 1991-2010 góp phần phấn đấu cùng cả nước đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

3.2. Mục Đích Nghiên Cứu Đường Lối và Quan Điểm của Đảng

Đề tài góp phần làm rõ đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục – đào tạo và quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh vận dụng đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam để lãnh đạo công tác giáo dục – đào tạo trên địa bàn tỉnh. Đồng thời làm rõ tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.3. Nhiệm Vụ Nghiên Cứu Đánh Giá và Đề Xuất Giải Pháp

Đánh giá khách quan về những kết qủa đạt được, những tồn tại han chế và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện phát triển giáo dục - đào tạo ở Hà Tĩnh. Từ đó rút ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục - đào tạo trong giai đoạn tiếp theo của Hà Tĩnh.

IV. Phương Pháp Nghiên Cứu Lãnh Đạo Giáo Dục Hà Tĩnh 1991 2010

Luận văn trình bày dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo. Đồng thời có sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài. Trong quá trình nghiên cứu tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, theo quan điểm Mac xit để hệ thống lại và làm rõ đặc điểm phát triển của từng bậc học trong mỗi thời kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.

4.1. Phương Pháp Lịch Sử và Logic Trong Nghiên Cứu

Trong quá trình nghiên cứu tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, theo quan điểm Mac xit để hệ thống lại và làm rõ đặc điểm phát triển của từng bậc học trong mỗi thời kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.

4.2. Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê và So Sánh

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh,dựng biểu đồ để định lượng, minh họa cụ thể quy mô tốc độ phát triển của các bậc học. Đồng thời tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích, so sánh để nhận xét, đánh giá làm rõ vấn đề lãnh đạo và phát triển giáo dục – đào tạo của Đảng bộ Hà Tĩnh.

4.3. Đóng Góp Của Đề Tài Tổng Kết và Đề Xuất

Tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề giáo dục – đào tạo của Hà Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đề tài đã góp phần tổng kết đánh giá những thành tựu về giáo dục - đào tạo mà Hà Tĩnh đã đạt được một cách toàn diện. Hệ thống lại từng bậc học sau 20 năm tái lập tỉnh, qua đó rút ra những hạn chế và nêu lên một số ý kiến đề xuất và giải pháp thực hiện.

V. Kết Cấu Luận Văn Về Lãnh Đạo Giáo Dục Hà Tĩnh 1991 2010

Ngoài phần mục lục, dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1: Ở chương này luận văn khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời trình bày sơ lược về tình hình giáo dục-đào tạo Hà Tĩnh từ năm 1945 đến trước khi Hà Tĩnh được tái lập năm 1991.

5.1. Chương 1 Tổng Quan Về Hà Tĩnh Trước 1991

Ở chương này luận văn khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời trình bày sơ lược về tình hình giáo dục-đào tạo Hà Tĩnh từ năm 1945 đến trước khi Hà Tĩnh được tái lập năm 1991.

5.2. Chương 2 Lãnh Đạo Phát Triển Giáo Dục 1991 2010

Chương 2: Luận văn tập trung phân tích quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn 1991-2010. Phân tích các chủ trương, chính sách và biện pháp cụ thể được áp dụng.

5.3. Chương 3 Ưu Điểm Hạn Chế và Đề Xuất

Chương 3: Luận văn đánh giá ưu điểm, hạn chế và đưa ra một số đề xuất từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo công tác giáo dục - đào tạo trong giai đoạn 1991 – 2010.

05/06/2025

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo công tác giáo dục đào tạo giai đoạn 1991 2010
Bạn đang xem trước tài liệu : Đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo công tác giáo dục đào tạo giai đoạn 1991 2010

Để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút

Tải xuống

Tài liệu "Nghiên Cứu Về Lãnh Đạo Giáo Dục Tại Hà Tĩnh Giai Đoạn 1991-2010" cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự phát triển và lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục tại Hà Tĩnh trong khoảng thời gian 19 năm. Nghiên cứu này không chỉ phân tích các chính sách và chiến lược lãnh đạo mà còn đánh giá tác động của chúng đến chất lượng giáo dục và sự phát triển của học sinh. Độc giả sẽ tìm thấy những thông tin quý giá về cách thức lãnh đạo đã ảnh hưởng đến giáo dục địa phương, từ đó rút ra bài học cho các giai đoạn tiếp theo.

Để mở rộng kiến thức về lĩnh vực giáo dục, bạn có thể tham khảo thêm tài liệu Luận văn thạc sĩ đảng bộ tỉnh quảng trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010, nơi cung cấp cái nhìn về lãnh đạo giáo dục tại một tỉnh khác trong cùng giai đoạn. Ngoài ra, tài liệu Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề từ năm 1991 đến năm 2012 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự phát triển giáo dục tại Hà Tĩnh sau giai đoạn 2010. Cuối cùng, tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường thcs huyện vạn ninh tỉnh khánh hòa sẽ cung cấp thêm thông tin về quản lý và xây dựng văn hóa trong môi trường giáo dục. Những tài liệu này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong bối cảnh Việt Nam.